Go Back

Report Abuse

216. Hanh

Hành

0 (0 Reviews)

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Hành hoa, Hành hương; Hành tăm, Thông bạch, Hom búa (Thái), Thái bá, Lộc khai, Khtim (Khơ me), Hoa sư thảo
Tên địa phương
Hành
Tên tiếng Anh
Bunching onion, Long green onion, Japanese bunching onion, Spring onion
Tên khoa học
Allium fistulosum L., 1753
Tên đồng nghĩa
"Allium bouddaeDebeaux
Allium fistulosumvar .caespitosum Makino
Allium fistulosumvar .giganteum Makino
Allium kashgaricum Prokh.
Allium wakegi Araki
Cepa fistulosa (L.) Gray
Cepa ventricosaMoench
Kepa fistulosa (L.) Ra f. Porrum fistulosum (L.) Schur"

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Chi
Hành
Họ
Hành
Bộ
Măng tây
Lớp
Một lá mầm
Ngành
Hạt kín
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Hành có nguồn gốc ở Châu Á
Phân bố
Cây có sự phân bố rộng rãi hầu như đều có thể tìm thấy ở 09 đơn vị hành chính của tỉnh Cà Mau
Sinh cảnh
Hành được các chuyên gia và người dân trồng trong vườn thuốc nam để làm thuốc, và trồng trong vườn nhà, ven đường đi, ven sông và dùng làm thực phẩm, người dân còn trồng trong chậu để làm kiểng
Cách trồng
Nhân giống thông thường bằng cách tách bụi (củ), cũng có thể trồng bằng hạt vào mùa xuân, mùa thu. Hành thu giống vào tháng 9-10. Thu quả già, phơi khô, chọn lấy hạt chắc, bảo quản kín nơi khô ráo, thoáng mát, đến tháng 1-2 năm sau thì gieo. Hạt để cách năm không mọc.

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây sống nhiều năm .
Dạng cây
Cây thảo
Chiều cao
Hành cao tới 50 cm
Rể
Rể chùm, hình bóng đèn, ít phù kéo dài, hơi bất đối xứng, phía dưới có chùm rể màu trắng, mọc khỏe trên đất tơi, xốp
Thân cây
Thân hành nhỏ, trắng hay nâu, chỉ hơi phồng, rộng 0,7-1,5cm
Lá có màu xanh mốc, hình trụ rỗng, có 3 cạnh ở dưới, dài đến 30 cm, có bẹ daifbawngf 1/4 phiến
Cụm hoa
Cụm hoa hình đầu tròn, gồm nhiều hoa có cuống ngắn; bao hoa có các mảnh hình trái xoan nhọn màu trắng có sọc xanh; bầu xanh đợt.
Quả
Quả nang, viên nang hình cầu khoảng 5 mm đường kính, khai theo chiều dọc, chứa ít hạt.
Hạt
Hạt 3 -4 mm x 2 - 2,5 mm màu đen
Sinh học
Cây ưa sáng, ưa ẩm và không chịu được ngập úng.
Mùa hoa
Tháng 4 đến 11
Mùa quả
Tháng 4 đến 11

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Dinh dưỡng
Lá và củ hành hương chứa hợp chất lưu huỳnh (tinh dầu) như hành tỏi nhưng đặc biệt hơn là có metylpentydisulfid, pentyhyđrodisulfid, nhiều silicium, lá hành hương có nhiều tiền vitamin A, B, C.
Thành Phần Hóa Học
Củ hành chứa tinh dầu có sulfur mà thành phần chủ yếu là chất kháng sinh alliin. Còn có acid malic và các acid khác, galantin và chất allisulfit. Hạt chứa S-propenyl- l- eine sulfoxide.

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
"Hành có vị cay tính ấm.
Hạt có vị cay, tính ấm."
Khái quát chung công dụng
Hành thường được dùng chữa cảm lạnh, đau đầu, nghẹt mũi; Khó tiêu và các bệnh lên men đường ruột; Nghẽn ruột do giun đũa; làm thuốc ra mồ hôi, lợi tiểu, chữa các bệnh cảm sốt nhức đầu.
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Củ hành hoặc toàn cây
Thời gian thu hoạch
Thu hái quanh năm.
Tác dụng dược lý
Hành có tác dụng làm toát mồ hôi, lợi tiểu, tiêu viêm. Hạt có tác dụng bổ thận, làm sáng mắt.
Chế biến
Khi dùng củ hành, bóc lớp vỏ ngoài, nhặt hết rễ; rửa sạch. Thường dùng tươi.

CÔNG DỤNG THEO BỘ PHẬN

Hạt
Hạt dùng chữa thận hư, mắt hoa .

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuốc độc vị 1

Phụ nữ động thai: Hành tươi 60g, thêm một bát nước, sắc kỹ, lọc bỏ bã cho uống

Bài thuốc độc vị 2

Giảm niệu: Giã Hành đắp vào rốn.

Bài thuốc độc vị 3

Chữa Nghẽn ruột do giun đũa: Dùng 10-30g tươi dạng thuốc sắc

Bài thuốc độc vị 4

Eczema, phát ban, loét ở chân: Hành tươi giã nát, cho nước đun sôi để rửa các phần đau, tuỳ theo kích thước của phần nhiễm bệnh mà dùng lượng hành nhiều hay ít.

Bài thuốc độc vị 5

Viêm mũi, nghẹt mũi: Dầm vài ba củ Hành để vào ly, chế nước sôi vào, trùm hoa giấy lên, hít vào mũi. Hoặc dùng nước Hành pha loãng nhỏ mũi.

Bài thuốc độc vị 6

Chữa viêm mũi: Hành giã nát ngâm trong nước sôi, xông hoặc nhỏ mũi chữa ngạt mũi cấp tính và mãn tính, viêm niêm mạc mũi.

Bài thuốc độc vị 7

Trị vú sưng đỏ: Nấu lấy 1 chén nước hành hương, uống nóng là tan

Bài thuốc độc vị 8

Trị bị vết thương do té ngã, máu ra nhiều, đau đớn: Lấy hành hương cả củ lẫn lá, gĩa nát, sao nóng để ấm, đắp chỗ bị thương, nguội thì lại thay lớp mới cho nóng, dần dần sẽ khỏi đau lại không có dấu vết để lại

Bài thuốc độc vị 9

Trị tiểu bí, bàng quang tức trướng: Hành hương 3 cân, gĩa nát, xào cho nóng lên, bọc vào khăn, chia làm 2 gói, chườm vào vùng bụng dưới. Khi khí của hành thấm vào được bên trong thì tiểu được ngay

Bài thuốc đa vị 1

Chữa cảm mạo nhức đầu, ngạt mũi, ho: Dùng 20 g hành tươi, 5 g gừng tươi, 10 g lá tía tô. Thái nhỏ hành và tía tô, giã nát gừng rồi cho vào cháo nóng, ăn xong đắp chăn cho ra mồ hôi. Ngày ăn 2 lần

Bài thuốc đa vị 2

Chữa mụn nhọt: Hành tươi giã nát (không kể liều lượng) trộn với muối đắp lên mụn nhọt, hễ ngòi vỡ ra thì dùng rượu hoặc nước muối rửa sạch, rút ngòi ra

Bài thuốc đa vị 3

Chữa Nghẽn ruột do giun đũa: Hành củ 30g nghiền ra với 30g dầu vừng và uống, mỗi ngày hai lần

Bài thuốc đa vị 4

Chữa bệnh tê thấp: cho muối vào Hành, thêm ít tương đậu nành, xào với dầu thực vật để ăn

Bài thuốc đa vị 5

Giải cảm: hành hương xắt nhuyển; gừng tươi 3 lát giả nhỏ. Hai thứ cho vào tô, đổ cháo trắng đang sôi vào khuấy đều, thêm đường, muối tùy ý. Cho ăn nóng. Dùng cho bệnh nhân ngoại cảm phong hàn, đau bụng nôn ói...

Bài thuốc đa vị 6

Thông tiêu ẩm: hành hương 20g xắt nhuyển, gừng tươi 10g, bột tiêu 3g. Tất cả giã nát, cho nước sôi pha hãm; cho uống. Dùng cho các trường hợp đau bụng do lạnh, buồn nôn, nôn ra nước trong

Bài thuốc đa vị 7

Thông xị thang: hành tươi cả rễ 30g, gừng tươi 8g, đạm đậu xị 12g, rượu nhạt (hoàng tửu) 30ml. Hành đem rửa sạch thái lát, gừng đập giập; cho cả 3 vị thuốc vào nồi, thêm 0,5 lít nước, đun sôi, cho tiếp rượu vào, khuấy đều, gạn lấy nước thuốc; uống nóng làm vã mồ hôi. Dùng các trường hợp cảm mạo phong hàn, đau đầu, đau tức vùng ngực không có mồ hôi, kinh gió sợ lạnh kèm theo đau bụng buồn nôn, tiêu chảy.

Bài thuốc đa vị 8

Trừ giun đũa: Hành hương (cả củ và lá) 30 g, rửa sạch, thái nhỏ, sao qua với dầu hạt cải (đốt to lửa, sao nhanh, không cho thêm nước và muối), cho trẻ ăn vào sáng sớm lúc vừa ngủ dậy. Khoảng 2 giờ sau có thể ăn uống bình thường. Ăn liên tục trong 3 ngày, có tác dụng trừ giun, không độc hại

Bài thuốc đa vị 9

Chữa giun chui ống mật: Hành tươi giã nát, ép lấy 30 g nước cốt, dầu trà 30 g (có thể thay bằng dầu lạc hoặc dầu vừng), 2 thứ trộn đều để uống. Cũng có thể để uống riêng từng thứ cách nhau vài phút.

Bài thuốc đa vị 10

Chữa rôm sảy: Lấy một cây hành giã nát, trộn đều với giấm, sao lên rồi bôi vào nơi có rôm sảy

Bài thuốc đa vị 11

Chữa trúng gió ngất xỉu: Lấy 3 cây hành trắng rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, hòa với nước tiểu trẻ trai (7-10 tuổi) rồi đổ cho bệnh nhân uống

Bài thuốc đa vị 12

Chữa bí tiểu tiện: Lấy 4-5 cây hành trắng rửa sạch, giã nát cả lá lẫn củ, nhào với mật ong rồi đắp lên 2 ngọc hành, rất công hiệu.

Bài thuốc đa vị 13

Chữa cảm cúm, nhức đầu: Lấy hành ta 6 - 8 củ, gừng sống 10g, xắt mỏng, đổ vào 1 cốc nước sôi, xông miệng mũi mỗi ngày 2 - 3 lần. Đồng thời, nên sắc nước gừng và hành để uống (1 ly giữa bữa ăn và 1 ly trước khi đi ngủ)

Bài thuốc đa vị 14

Trị bị ngã sưng đầu, gẫy xương: Lấy thân lá hành hương gĩa nát, hòa với mật ong đắp vào vết thương sẽ mau khỏi

Bài thuốc đa vị 15

Trị đàn bà có thai bị cảm phong, ho, khó thở: Nấu hành hương với trần bì (vỏ quít) để uống mới chóng khỏi.

LƯU Ý:

Lưu ý khi sử dụng/kiêng kỵ/chống chỉ định
Không được dùng Hành chung với mật ong (gây chóng mặt buồn nôn), kỵ các vị thuốc như thường sơn, sinh địa, thục địa. Vào tháng giêng không nên ăn nhiều hành hương để tránh bị chứng phong chạy trên mặt...