Hương nhu tía

Report Abuse

229. Huong nhu tia_Fotor
0 0 Reviews

Hương nhu tía

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
É tía, É rừng, É đỏ
Tên địa phương
Hương nhu tía
Tên tiếng Anh
Holy basil, Tulsi
Tên khoa học
Ocimum tenuiflorum L., 1753
Tên đồng nghĩa
"Geniosporum tenuiflorum (L.) Merr.
Lumnitzera tenuiflora (L.) Spreng.
Moschosma tenuiflorum (L.) Heynh.
Ocimum anisodorum f. Muell.
Ocimum caryophyllinum f. Muell.
Ocimum hirsutum Benth.
Ocimum inodorum Burm. f. Ocimum monachorum L.
Ocimum sanctum L.
Ocimum sanctum var. angustifolium Benth.
Ocimum sanctum var. cubensis Gomes
Ocimum sanctum var. hirsutum (Benth.) Hook.f. Ocimum scutellarioides Willd. ex Benth.
Ocimum subserratum B.Heyne ex Hook.f. Ocimum tenuiflorum var. anisodorum (f. Muell.) Domin
Ocimum tenuiflorum f. villicaulis Domin
Ocimum tomentosumLam.
Plectranthus monachorum (L.) Spreng."

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Chi
Húng quế, É
Họ
Hoa môi
Bộ
Hoa môi
Lớp
Hai lá mầm
Ngành
Hạt kính
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Hương nhu tía vốn là cây cổ nhiệt đới châu Á, được trồng rải rác ở Trung Quốc, Lào, Thái Lan để làm thuốc và làm rau gia vị
Phân bố
Cây xuất hiện ở Thành phố Cà Mau (Tắc Vân), huyện Thới Bình (xã Trí Phải, xã Tân Lộc), huyện U Minh (xã Khánh Hòa), huyện Trần Văn Thời (xã Khánh Hưng, xã Khánh Bình Tây), huyện Cái Nước (xã Tân Hưng Đông), huyện Ngọc Hiển (xã Đất Mũi), huyện Đầm Dơi (xã Ngọc Chánh, xã Tân Dân)
Sinh cảnh
Hương nhu tía được các chuyên gia và người dân trồng trong vườn thuốc nam để làm thuốc, và trồng trong vườn nhà, ven đường đi, ven sông
Cách trồng
Cây có thể trồng bằng hạt vào cuối mùa xuân; sau 6 tháng đã có thể thu hoạch.

MÔ TẢ THỰC VẬT

Dạng cây
Cây thân thảo
Chiều cao
Cây cao gần 1m
Thân cây
Toàn cây có lông màu trắng xanh hoặc tía, có mùi rất thơm. Thân non màu xanh tía hay tía đậm, tiết diện vuông hơi lõm ở bốn cạnh; thân già màu nâu tía tiết diện gần tròn hoặc có bốn ngấn lồi lớn
Cuốn lá
Cuống lá giống màu gân lá, hình trụ, mặt trên hơi có rãnh ở giữa, gốc có mấu rụng rõ, nhiều lông, dài 2-3,5 cm.
Lá đơn, mọc đối chéo chữ thập. Phiến lá hình bầu dục, đáy men xuống một phần cuống, bìa răng cưa hơi nhọn hoặc gần tròn ở hơn 2/3 phía trên, màu xanh tía hoặc tía sậm ở mặt trên, mặt dưới màu xanh nhạt hoặc hơi tía và có nhiều đốm tuyến hơn mặt trên, nhiều lông ở hai mặt, kích thước 2,5-5,5 x 1,5-4,5 cm; gân lá hình lông chim nổi rõ ở mặt dưới, 5-7 cặp gân phụ, màu nhạt hơn phiến lá.
Cụm hoa
Cụm hoa chùm xim bó dài 4-15 cm ở ngọn cành; xim co 3 hoa (xim bó*) mọc đối tạo thành vòng giả, khoảng cách giữa hai vòng giả 1-2 cm, các vòng giả tạo thành chùm. Lá bắc 1 cho 3 hoa, màu tía hay xanh tía, hình tim rộng hoặc hình trứng mũi mác, kích thước nhỏ dần về phía ngọn trục hoa, cuống rất ngắn, hơi hướng xuống, có gân nổi và nhiều lông, kích thước 3-6 x 3-7 mm. Cuống hoa màu xanh tía hoặc tía, hình trụ ngắn khoảng 0,4-0,6 cm, hơi nằm thẳng góc với trục hoa.
Hoa lượng tính
Hoa nhỏ, lưỡng tính, không đều, mẫu 5. Lá đài 5, không đều, màu tía, dính nhau bên dưới thành ống hình chuông dài khoảng 2-3 mm, trên chia hai môi 1/4: môi trên một thùy hình trứng rộng hơi nhọn ở đỉnh, có gân dọc; môi dưới xẻ chia 4 thùy tam giác nhọn trong đó 2 thùy dưới dài và hẹp hơn hai thùy bên; đài đồng trưởng; tiền khai lợp. Cánh hoa 5, màu trắng hơi tím nhạt, mặt ngoài có nhiều lông và đốm tuyến màu vàng, dính nhau ở dưới thành ống hơi thắt ở gần đáy dài khoảng 2 mm, trên chia hai môi 4/1: môi trên 4 thùy xẻ cạn hình hơi tròn gần bằng nhau; môi dưới 1 thùy lớn nhất, hình trứng dài hơi khum lòng thuyền, đỉnh nhọn, bìa hơi nhăn; tiền khai tràng lợp. Nhị 4, kiểu 2 trội, chỉ nhị dạng sợi mảnh màu trắng đính khoảng giữa ống tràng xen kẽ với cánh hoa, gần chỗ đính có lông ngắn, nhị trước dài 0,6-0,7 cm, nhị sau dài 0,3-0,4 cm có cựa lồi không rõ; bao phấn màu vàng, hình bầu dục rộng, 2 buồng, nứt dọc, hướng trong, đính giữa; hạt phấn rời màu vàng, hình gần bầu dục dài hơi có rãnh, mặt ngoài có nhiều vân mạng, kích thước 37,5-42,5 x 20-30 µm. Lá noãn 2, vị trí trước sau, bầu trên hình cầu 2 ô, có vách giả chia làm 4 ô, mỗi ô 1 noãn đính đáy; một vòi nhụy màu tím nhạt, nhẵn, dạng sợi đính ở đáy bầu giữa các ô, dài khoảng 0,7-0,8 cm, tận cùng hai nhánh đầu nhụy màu trắng dài khoảng 1 mm choãi ra hướng trước sau. Đĩa mật ở gốc bầu dạng 4 gờ nạc
Quả
Quả bế 4, màu nâu, hình trứng, dài khoảng 1,2 mm, rốn hơi hẹp ở đáy, mang trong đài tồn tại màu vàng nâu khô xác.
Sinh học
"Cây ưa khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm; nhiệt độ trung bình năm khoảng 25 - 30°C; lượng mưa 1800 - 2600mm/năm. ở các vùng núi cao có khí hậu cận nhiệt đới và hơi lạnh, không thấy trồng.
Hương nhu tía mọc từ hạt vào khoảng cuối mùa xuân, sinh trưởng nhanh trong mùa hè, đến cuối mùa tho hay đầu mùa đông thì tàn lụi. Cây ra hoa quả nhiều. Quả chín tự mở, hạt rơi xuống đất và nảy mầm sao 5 - 6 tháng. Cây trồng dễ dàng bằng hạt."
Mùi hương
Toàn cây có mùi thơm dịu.
Mùa hoa
Ra hoa tháng 5-7
Mùa quả
Có quả tháng 8-11

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Hóa Học
"Phần trên mặt đất chứa tinh dầu với thành phần chính của tinh dầu là eugenol (trên 70%), methyleugenol (trên 12%) và β-caryo-phyllen.
Hương nhu tía Việt Nam chứa 30 – 40% eugenol. Tinh dầu hương nhu tía Việt Nam chứa a – pinen, sabinen, p – pinen, myrcen, 1-8 cineol, linalol, camphor, borneol, linalyl acetat, terpinen – 4 – ol, a – terpineol, geraniol, citral, eugenol, methyleugenol và p – caryophylen, a – humulen, methyl isoeugenol, p – elemen, 5 – elemen, sesquiterpen."

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
Hương nhu tía có vị cay, mùi thơm, tính ấm, vào 2 kinh: phế, vị.
Khái quát chung công dụng
Hương nhu tía được dùng làm thuốc trong phạm vi kinh nghiệm dân gian để hạ sốt, chữa cảm nhất là cảm nắng, say nắng, nhức đầu, đau bụng, đi ngoài, nôn mửa, phù thũng
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Bộ phận trên mặt đất
Thời gian thu hoạch
Hương nhu tía được thu hoạch khi cây đang ra hoa, từ tháng 5 – tháng 10 hằng năm. Thu hái vào lúc cây đang ra hoa,.
Tác dụng dược lý
Hương nhu tía có tác dụng làm ra mồ hôi giải cảm, giải nhiệt lợi tiểu.
Chế biến
Sau khi thu hoạch, rửa sạch thân hương nhu tía mang cành, lá, hoa,, cắt thành từng đoạn 3 - 4 cm, phơi âm can đến khô.

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuốc độc vị 1

Trị cản nắng, sốt nóng ghê rét, nhức đầu, đau bụng đi ngoài, tức ngực, nôn mửa, chuột rút, cước khí, thủy nhũng: Ngày dùng 6-12g hương nhu tía dạng thuốc hãm, thuốc sắc.

Bài thuốc độc vị 2

Chữa hôi miệng: Hương nhu tía 10g, sắc với 200 ml nước, dùng súc miệng và ngậm. / Chữa cảm, làm ra mồ hôi, hạ sốt: Hương nhu tía, hoắc hương, bạc hà, sả, tía tô, lá bưởi, lá chanh mỗi thứ 10g. Tất cả rửa sạch, đun sôi dùng xông hơi (Nồi nước xông).

Bài thuốc đa vị 1

Chữa cám sốt, nhức dầu, dau bụng, chân tay lạnh: Hương nhu tía 500g, hậu phác (tẩm gừng nưóng) 200g, bạch biến đậu (sao) 2000g. Tất cả tán nhỏ, trộn đều, mỗi lần uống 10g có khi đến 20g với nước sôi để nguội.