Hà thủ ô

Report Abuse

215. Ha thu o
0 0 Reviews

Hà thủ ô

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Hà thủ ô trắng, Nam hà thủ ô, Dây sữa bò
Tên địa phương
Hà thủ ô
Tên khoa học
Streptocaulon juventas (Lour.) Merr., 1935
Tên đồng nghĩa
"Streptocaulon griffithii Hook. f.
Streptocaulon tomentosum Wight & Arn.
Tylophora juventas (Lour.) Woodson"

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Họ
Trúc đào
Bộ
Long đởm, Hoa vặn
Lớp
Hai lá mầm
Ngành
Hạt kín
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Cây của miền Đông Dương
Phân bố
Cây được bắt gặp ở huyện U Minh (thị trấn U Minh), huyện Cái Nước (xã Tân Hưng Đông), huyện Năm Căn (xã Hàng Vịnh)
Sinh cảnh
Hà thủ ô có khả năng mọc tự nhiên nhưng củng được người dân và các chuyên gia trồng để làm thuốc trong vườn thuốc nam và vườn nhà

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây sống lâu năm
Dạng cây
Cây dạng dây leo
Chiều cao
Cây dài 2 – 5 m
Rể
Rễ của cây dài, có màu trắng, mẫm ở giữa có lõi giống như củ sắn (mì)
Thân cây
Toàn thân, bao gồm quả non hoặc lá đều chứa nhựa mủ màu trắng. Thân và cành có màu hơi đỏ hoặc nâu đỏ, có nhiều lông. Khi cây già, lông sẽ rụng dần đi và trở nên nhẵn hơn.
Lá cây mọc đối xứng qua viền gân giữa, đầu lá nhọn có hình mác dài và có đáy hình tròn hoặc nón cụt. Mặt dưới và trên của lá có nhiều lông nhưng mặt trên lông thường ngắn hơn. Lá dài khoảng 14 cm và rộng 2 – 9 cm, có cuống dài 5 – 8 cm.
Hoa lượng tính
Hoa có màu nâu nhạt hoặc vàng tía, có nhiều lông, mọc thành xim
Quả
Quả hình thoi với chiều dài 7 – 11 cm và chiều rộng 8 mm.
Hạt
Hạt có hình dẹt, phồng ở lưng với chiều rộng 2 mm và dài 5 – 7 mm. Hạt có đính chùm lông mịn dài khoảng 2 cm
Sinh học
Hà thủ ô trắng có khả năng thích nghi với nhiều loại đát và chịu hạn giỏi. Có được đặc điểm trên, có thể một phần do cây có nhiều lông nên chịu được điều kiện khô hạn và tránh bốc hơi, phần khác do cây có bộ rễ dạng củ ăn sâu dưới đất. Trong trường hợp cây bị đốt hoặc chặt phá, phần còn sót lại trong đất khi gặp mưa ẩm đều có khả năng tái sinh. Nguồn Hà thủ ô trắng ở nước ta rất phong phú, việc khai thác sử dụng làm thuốc còn rất hạn chế.
Mùa hoa
Tháng 7 đến 12
Mùa quả
Tháng 7 đến 12

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Hóa Học
Rễ củ chứa tinh bột, nhựa đắng, tanin pyrogalic và một chất có phản ứng alcaloid có tinh thể chưa xác định.

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
Hà thủ ô có vị đắng chát, tính mát.
Khái quát chung công dụng
Thường dùng chữa thiếu máu, thận gan yếu, thần kinh suy nhược, ăn ngủ kém, sốt rét kinh niên, phong thấp tê bại, đau nhức gân xương, kinh nguyệt không đều, bạch đới, ỉa ra máu, trừ nọc rắn cắn, bạc tóc sớm, bệnh ngoài da mẩn ngứa.
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Thân rễ phơi hay sấy khô của cây Hà thủ ô
Thời gian thu hoạch
Thu hái rễ củ quanh năm.
Tác dụng dược lý
- Hà thủ ô có tác dụng bổ máu; bổ gan và thận.
- Hạ cholesterol huyết thanh: Dựa vào tư liệu tham khảo Tân Y học 5 – 6, 1972 cho thấy, các hoạt chất chứa trong hà thủ ô trắng có tác dụng hạ cholesterol huyết thanh. Nghiên cứu đã được chứng minh rõ trên mô hình gây cholesterol cao ở thỏ nhà. Bên cạnh đó, vị thảo mộc tự nhiên này còn có tác dụng làm giảm khả năng hấp thu cholesterol của ruột thỏ.
- Phòng chống và giảm nhẹ xơ cứng động mạch: Cũng dựa vào Tư liệu tham khảo Tân Y học 5 – 6, 1972, thành phần Lecithin có tác dụng giảm xơ cứng động mạch.
- Tốt cho tim mạch: Thuốc giúp làm chậm nhịp tim, đồng thời tăng nhẹ lưu lượng máu động mạch, từ đó giúp bảo vệ cơ tim thiếu máu.
- Chống lão hóa: Thuốc giúp giữ tuyến ức của chuột nhắt già không bị teo mà vẫn giữ ở mức như chuột non. Tuy nhiên, vấn đề này cần nghiên cứu thêm.
- Tác dụng nhuận tràng: Theo Trích yếu văn kiện nghiên cứu Trung dược – Nhà xuất bản Khoa học xuất bản 1965, trang 345 – 346 cho thấy, hà thủ ô trắng sống có tác dụng nhuận tràng mạnh do chúng dẫn chất oxymethylanthraquinone, giúp làm tăng nhu động ruột.
- Kháng vi rút và khuẩn: Các hoạt chất chứa trong thuốc có tác dụng ức chế đối với trực khuẩn lî Flexner và trực khuẩn lao ở người. Ngoài ra, theo Học báo Vi sinh vật 8, 164, 1960, thuốc còn có công dụng ức chế vi rút gây cúm.
Chế biến
Rễ đào về, rửa sạch, thái lát dày khoảng 3cm, phơi hay sấy khô. Có thể ngâm nước vo gạo một đêm trước khi phơi hay sấy khô.

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuốc độc vị 1

Chữa rắn cắn: Sau khi đã hút nọc độc của rắn, người bệnh nhai và nuốt nước của lá và rễ cây hà thủ ô. Còn phần bã đem đắp lên vết thương, nơi rắn cắn.

Bài thuốc độc vị 2

Điều trị đau nhức xương khớp: Sử dụng hà thủ ô trắng đem phơi, nghiền thành bột mịn. Mỗi ngày uống 15 gram. Kiên trì sử dụng trong vòng 1 tháng, triệu chứng đau nhức sẽ thuyên giảm rõ rệt.

Bài thuốc đa vị 1

Chữa ho gà: Sử dụng 6 – 12 gram hà thủ ô trắng sắc chung với 1,5 – 3 gram cam thảo. Chia thuốc thành 4 – 6 phần và uống trong ngày. Uống liên tục cho đến khi cảm nhận triệu chứng bệnh thuyên giảm thì ngưng.

Bài thuốc đa vị 2

Điều trị sốt rét ngã nước do muỗi truyền: Dùng 250 gram hà thủ ô trắng đã được tẩm rượu sao vàng sắc chung với 100 gram dây thần thông, 40 gram thường sơn đã bỏ gân lá tẩm rượu sao vàng, 10 gram mã tiền chế, 40 gram thảo quả đập bỏ vỏ lấy nhân hạt sao thơm và 50 gram miết giáp tẩm giấm sao vàng. Mỗi ngày uống 1 thang. Kiên trì dùng cho đến khi bệnh khỏi hẳn.

Bài thuốc đa vị 3

Chữa ăn nhiều nhưng vẫn gầy, tiểu đường thể vị tiêu và suy nhược cơ thể: Sử dụng 500 gram hà thủ ô trắng sao vàng hạ thổ, 1 kg liên nhục, 1 kg hoài sơn, 500 gram củ đinh lăng và 500 gram sâm voi. Tất cả các vị thuốc nêu trên đem sao vàng và giã nhỏ mịn. Sau đó, trộn đều với mật ong và hoàn viên. Mỗi ngày uống 2 lần và mỗi lần uống từ 6 – 8 gram. Tốt nhất nên uống kèm với nước sắc cây cối xay.

Bài thuốc đa vị 4

Điều trị đau lưng mỏi gối và giúp ăn ngủ được, tăng cường sức lực và bồi dưỡng cơ thể: Lấy 50 gram hà thủ ô trắng, 15 gram bố chính sâm, 50 gram củ sen, 50 gram đậu đen, 50 gram đỗ trọng dây, 15 gram ráng bay và 15 gram phục linh. Tất cả các vị thuốc đem phơi khô, tán mịn và viên thành viên. Mỗi ngày uống 3 lần và mỗi lần 3 gram.

LƯU Ý:

Lưu ý khi sử dụng/kiêng kỵ/chống chỉ định
"Khi sử dụng hà thủ ô trắng, bệnh nhân nên kiêng những vấn đề sau:
Không nên ăn cá, rau cải, tiết canh lợn, lươn hoặc hành tỏi khi dùng thuốc
Bệnh nhân bị chứng người tạng lạnh hoặc thuộc khí hư không nên sử dụng thuốc điều trị
+ Lưu ý
Cây hà thủ ô trắng có nét tương đồng với dây căng cua (cryptolepis buchanani Roem et Schelt) cùng họ thiên lý. Tuy nhiên, điểm khác nhau là loại cây này nhẵn bóng và toàn thân không có lông. Do đó, khi mua hoặc hái thuốc, bệnh nhân nên thận trọng. Bởi dây căng cua chứa độc tính, nếu sử dụng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe."