Go Back

Report Abuse

214. Gung gio

Gừng gió

0 (0 Reviews)

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Gừng rừng, Gừng dại, Phong khương, Thinh kèng (Tày), Ngải xanh, Ngải mặt trời
Tên địa phương
Gừng gió
Tên tiếng Anh
Gitter ginger, Shampoo ginger, Pinecone ginger.
Tên khoa học
Zingiber Zerumbet (L.) Roscoe ex Sm., 1806
Tên đồng nghĩa
"Amomum silvestre Poir.
Amomum spurium (J.Koenig) J. f. Gmel.
Amomum Zerumbet L.
CardAmomum spurium (J.Koenig) Kuntze
Dieterichia lampujang Giseke
Dieterichia lampuyang Giseke
Dieterichia major Raeusch.
Dieterichia minor Raeusch.
Dieterichia spuria (J.Koenig) Giseke
Zerumbet Zingiber T.Lestib.
Zingiber amaricans Blume
Zingiber aromaticum Valeton
Zingiber blancoi Hassk.
Zingiber darceyi H.J.Veitch
Zingiber littorale (Valeton) Valeton
Zingiber ovoideum Blume
Zingiber spurium J.Koenig
Zingiber truncatum Stokes
Zingiber Zerumbet var. littoralis Valeton
Zingiber Zerumbet var. magnum Elmer
Zingiber Zerumbet subsp. Zerumbet"

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Họ
Gừng
Bộ
Gừng
Lớp
Một lá mầm
Ngành
Hạt kín
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Cây của phân vùng Ấn Độ, Đông Dương
Phân bố
Cây được bắt gặp ở huyện Phú Tân (xã Việt Thắng), huyện Cái Nước (xã Thạnh Phú, thị trấn Cái Nước), huyện Năm Căn (xã Hàng Vịnh, xã Hàm Rồng) huyện Ngọc Hiển (xã Đất Mũi), huyện Đầm Dơi.
Sinh cảnh
Gừng gió được người dân và các chuyên gia trồng để làm thuốc trong vườn thuốc nam và vườn nhà
Cách trồng
Gừng gió tái sinh dễ dàng bằng những đoạn thân rễ có nhú mầm.

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây sống lâu năm
Dạng cây
Cây thân thảo
Chiều cao
Cây cao 1-1,30m, có bẹ
Rể
Dạng củ
Thân cây
Thân rễ dạng củ, phân nhánh, mặt ngoài màu trắng, bên trong màu vàng vàng
Cuốn lá
Không cuốn
Lá xếp sít nhau, hầu như không cuống, thuôn ngọn giáo, có mũi nhọn, thon ở gốc, màu lục sẫm ở trên, nhạt màu và có lông rải rác ở mặt dưới; bẹ lá nhẵn trừ ở chóp.
Cụm hoa
Cán hoa dài 30-60cm bao phủ nhiều vẩy lợp bên nhau, có lông ở ngoài.
Hoa lượng tính
Bông hình trứng, với những lá bắc to áp sát, hình mắt chim, màu lục, đường kính 25-30mm. Hoa vàng; tràng hoa có ống 2cm, với các thuỳ hình ngọn giáo; cánh môi có 3 thuỳ, thuỳ giữa lớn hơn, lõm, tù, các thuỳ bên nguyên, ngắn hơn đến 3 lần
Quả
Quả nang hình bầu dục.
Hạt
Hạt đen, ít có áo hạt trắng
Sinh học
Thường mọc nơi đất mùn ẩm, ven suối, khe đá, dọc sườn núi ẩm Mọc hoang ở các tinh miền núi phía Bắc.
Mùa hoa
Tháng 7 đến 10
Mùa quả
Tháng 7 đến 10

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Hóa Học
Theo các nghiên cứu, trong gừng gió có chứa 13% lượng tinh dầu, bao gồm các dược chất như monoterpen, sesquiterpen, chất dầu béo và nhựa cây. Ngoài ra, nó còn chứa cả humulen, zerumbon, monocyclic sesquiterpene xeton. Hầu hết, tất cả dược chất này đều có khả năng hỗ trợ điều trị xơ gan cổ trướng, đại tràng, mỡ máu rất tốt.

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
Gừng gió có vị cay đắng, tính ấm
Khái quát chung công dụng
Thường dùng trị trúng gió, đau bụng, sưng tấy đau nhức, trâu bò bị dịch. Ngày dùng 20-30g dạng thuốc sắc, thường phối hộp với các vị thuốc khác. Mọc hoang ở các tinh miền núi phía Bắc.
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Thân rễ (củ)
Thời gian thu hoạch
Thân rễ có thể thu hái quanh năm.
Tác dụng dược lý
Gừng gió có tác dụng tán phong hàn, tán huyết ứ, kích thích, bổ và lọc máu.
Chế biến
Thân rễ có thể dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuốc độc vị 1

Giúp cầm máu vết thương: Sử dụng 1 nắm lá gừng gió rửa sạch rồi giã nhuyễn, sau đó đắp lên vết thương đang chảy máu là được. Nếu vết thương nặng, chảy nhiều máu nên đưa ngay đến trạm xá gần nhất.

Bài thuốc đa vị 1

Chữa trúng gió lạnh, bị ngất, chân tay giá lạnh: Gừng gió 20-30g, giã nhỏ, chế thêm rược, vắt lấy nước cốt uống. Dùng bã chưng nóng xoa xát khắp mình. Mọc hoang ở các tinh miền núi phía Bắc.

Bài thuốc đa vị 2

Chữa bị thương ứ mấu hay đơn độc sưng tấy: Gừng gió, Nghệ Vàng, Nghệ đen, mỗi vị 15g, giã nhỏ, chế thêm một chén giấm, vắt lấy nước cột uống, rồi lấy bã chưng nóng dắp vào chỗ đau. Mọc hoang ở các tinh miền núi phía Bắc.

Bài thuốc đa vị 3

Trị chứng cảm lạnh do mưa: Sử dụng 50g gừng gió thái lát, 50g lá khuynh diệp, 5g vỏ quýt khô (trần bì). Đem tất cả rửa sạch rồi cho vào nồi. Sắc cùng với 1 lít nước trong 15 phút rồi tắt bếp. Đổ nước ra cái chậu để xông cho đổ mồ hôi, sau đó lấy bã thuốc chà lên ngực và sau lưng. Tiếp đến, lau khô người và đắp chăn ấm, tránh nằm dưới đất để giữ ấm cơ thể.

Bài thuốc đa vị 4

"Phụ nữ bị rong kinh bất thường sau sinh: Dùng 10g củ gừng gió, 5g lá khoai mỡ và 10g hoa khoai mỡ rửa sạch rồi cho vào nồi.
Thêm vào 4 chén nước, sắc đến khi cạn còn một nửa thì ngưng. Chia làm 2 lần sáng và tối, uống trong ngày, dùng khi nước còn ấm. Áp dụng liên tục trong vòng 7 ngày sẽ thấy chứng rong kinh cải thiện."

Bài thuốc đa vị 5

Phụ nữ sau sinh ăn không ngon miệng: Sử dụng 50g ngọn bí đỏ, cà chua bỏ hột, 20g củ gừng gió, 50g thịt cá diêu hồng đã lọc xương. Đem sơ chế tất cả nguyên liệu. Cho 500ml nước lọc vào nồi rồi đợi nước sôi cho cá vào hầm, khi cá hơi chín thì nêm gia vị vừa miệng. Cho rau và gừng gió vào nấu thêm 5 phút, đến khi chín đều thì tắt bếp. Chia làm 2 lần ăn trong ngày, ăn 2 – 3 lần/tuần sẽ chấm dứt tình trạng kém ăn, cải thiện thể chất cho mẹ sau sinh.

Bài thuốc đa vị 6

Nam giới trung niên bị mỡ trong máu: Dùng 20g củ gừng gió cắt sợi, 10g lá gừng gió băm nhuyễn, 10 quả táo đỏ khô, 30g mộc nhĩ, 30g nấm bào ngư, 1 tai nấm tuyết. Bắt 1 lít nước lên bếp, khi nước sôi thì cho tất cả dược liệu vào, hầm trong 15 phút rồi tắt bếp. Chia làm từng phần nhỏ ăn trong ngày, áp dụng 3 ngày ăn 1 lần và thực hiện liên tục 10 lần. Ăn đều đặn và đi đo mỡ máu sẽ thấy hiệu quả.

Bài thuốc đa vị 7

Hỗ trợ điều trị xơ gan cổ trướng: Sử dụng 50g gừng gió thái lát, 50g củ móp gai (mướp gai). Cho dược liệu vào nồi sắc cùng với 800ml nước, sắc đến khi nước cạn còn 300ml nước thì ngưng. Chia làm 2 lần uống vào buổi sáng lúc 10g giờ và buổi chiều lúc 16g. Sau khi uống thuốc, bạn sẽ có cảm giác khó chịu và muốn đi đại tiện, nếu phân có màu như cà phê và có mùi hôi là bài thuốc đã phát huy tác dụng. Dùng đều đặn cho đến khi màu phân trở lại bình thường. Lưu ý: Khi điều trị, người bệnh nên ăn nhạt, không nên ăn các loại thức ăn và trái cây có chứa nhiều kali, kiêng dầu mỡ.

Bài thuốc đa vị 8

Trị đau nhức khớp chậu: Dùng 50g củ gừng gió, ngải cứu rửa sạch rồi cắt nhuyễn, 50g gạo lứt rang sẫm cùng với 2 củ hành tây, 15g hành lá và 300g thịt lươn đã sơ chế. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi nấu với 1 lít nước lọc, sắc đến khi nước cạn còn ½ lượng nước ban đầu thì ngưng. Chia làm 2 phần ăn trong ngày, uống nước và ăn cái, áp dụng liên tục trong vòng 10 ngày. Bài thuốc này có thể dùng cho phụ nữ tiền mãn kinh.

Bài thuốc đa vị 9

Trị chứng ăn khó tiêu: Sử dụng 30g củ gừng gió giã nhuyễn, nửa trái bầu non, 1 trái chanh muối và 1 lít nước lọc. Cho tất cả vào nồi đun trong 30 phút rồi tắt bếp. Lọc bỏ bã và uống nước thuốc.

LƯU Ý:

Lưu ý khi sử dụng/kiêng kỵ/chống chỉ định
"Trong quá trình sử dụng gừng gió, người bệnh cần lưu ý một số điều như sau:
Dược liệu này không dùng cho người có nhiệt nóng.
Thuốc phát huy tác dụng nhanh hay chậm phụ thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người.
Với những bệnh nhân u xơ gan cổ trướng, đại tràng, khi dùng thuốc nên ăn nhạt và hạn chế các thực phẩm nhiều kali, không uống rượu bia.
Dùng kiên trì và đều đặn để có hiệu quả như mong đợi."