Hướng dương

Report Abuse

228. Huong duong (6)_Fotor
0 0 Reviews

Hướng dương

 

 

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Cúc quì, Hướng dương quỳ tử, Thiên quỳ tử, Quỳ tử, Quỳ hoa tử
Tên địa phương
Hướng dương
Tên tiếng Anh
Sunflower
Tên khoa học
Helianthus annuus L., 1753
Tên đồng nghĩa
"Helianthus annuus subsp. annuus
Helianthus annuus var. annuus
Helianthus annuus f. annuus
Helianthus annuus subsp. jaegeri (Heiser) Heiser
Helianthus annuus subsp. lenticularis (Douglas ex Lindl.) Cockerell
Helianthus annuus var. lenticularis (Douglas ex Lindl.) Steyerm.
Helianthus annuus var. macrocarpus (DC.) Cockerell
Helianthus annuus var. exanus (Heiser) Shinners
Helianthus annuus subsp. texanus Heiser
Helianthus aridus Rydb.
Helianthus aridus var. aridus
Helianthus erythrocarpus Bartl.
Helianthus indicus L.
Helianthus jaegeri Heiser
Helianthus lenticularis Douglas
Helianthus macrocarpus DC.
Helianthus macrocarpus DC. & A.DC.
Helianthus multiflorusHook.
Helianthus ovatus Lehm.
Helianthus platycephalus Cass.
Helianthus tubaeformis Nutt."

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Chi
Hướng dương
Tông
Hướng dương
Họ
Cúc
Bộ
Cúc
Lớp
Hai lá mầm
Ngành
Hạt kính
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Cây là nguyên sản của Châu Mỹ
Phân bố
Cây được bắt gặp ở huyện Thới Bình (thị trấn Thới Bình), huyện U Minh (thị trấn U Minh, xã Khánh Hòa), huyện Trần Văn Thời (xã Khánh Hưng, xã Khánh Bình Tây), huyện Năm Căn (xã Hàng Vịnh, thị trấn Năm Căn), huyện Đầm Dơi (xã Tân Dân).
Sinh cảnh
Hướng dương được người dân trồng nhiều trong vườn nhà, ven đường đi, ven sông
Cách trồng
Cây được trồng bằng cách giâm cành. Giâm cành vào mùa xuân tỷ lệ sống cao hơn mùa thu. Cánh làm cụ thể là: Cắt đầu cành có chồi đỉnh 6 - 8 cm, cắt các đốt phía dưới, cắt bỏ lá gốc, sau khi vết cắt khô, cắm vào chậu cát hoặc sỏi, sâu 1/8 - 1/2 cành giâm, rồi tưới nước đẫm. Sau đó 2 ngày tưới 1 lần, để ở nhiệt độ 18 - 20 độ C. Sau 20 ngày mọc rễ và chờ khi cây con cao 2 – 3 cm là đưa vào chậu, chậu để nơi râm, khi cây mọc chồi mới có thể chuyển vào nơi quản lý bình thường...

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây hằng năm
Dạng cây
Cây thân thảo
Chiều cao
Thân mọc đứng cao 1-3 m
Thân cây
Thân phân nhánh ở phần trên, thường có đốm và có lông cứng.
Lá thường mọc so le, phiến lá hình trứng, dài 7-45cm, rộng 3-40cm, mép có răng, hai mặt phủ lông cứng, cuống dài 2-6cm. Các lá phía dưới hình tim.
Cụm hoa
Cụm hoa là chùm đứng gồm nhiều hoa màu trắng hay tím. Cụm hoa lớn, đường kính 7-20 cm, đơn độc ở ngọn cành. Tổng bao hình trứng, gồm nhiều hàng lá bắc xếp lợp.
Hoa lượng tính
Các hoa lưỡng tính ở giữa có tràng dạng ống, màu vàng, đầu có 5 nhùy. Đế hoa bằng hoặc hơi nhô lên.
Quả
Qủa bế, hình trứng ngược, màu đen, có gờ nhỏ
Sinh học
Sinh trưởng tốt ở các vùng có khí hậu mát, ôn hòa với độ ẩm cao, nhiều ánh sáng trên đất tơi xớp nhiều mùn. Ở nước ta hướng dương trồng ở độ cao 1000m thì ra hoa kết quả bình thường.
Mùa hoa
Ra hoa tháng 10-12
Mùa quả
Có quả đến tháng 4 năm sau

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Hóa Học
"Hạt hướng dương: Có 2 phần, vỏ hạt và nhân. Vỏ hạt chiếm 33 – 55% hạt, có 34,6% cellulose, 28,6% pentosan, 4,8% protein thô, 26,9% lignin. Vỏ hạt khô cho alcol methylic 1,17%, aceton 0,15%, acid toàn phần 4,38%, acid formic 0,39%. Nhân hạt có 13,81% proteion, 22,2 – 36,5% dầu béo, tro 2,6 – 4,1%.
Hoa chứa β-caroten, cryptotxanthin, taraxanthin, lutein, quercimeritrin. Đế hoa giàu pectin (23%)
Lá chứa acid ascorbic 92,2 - 156,3 mg/100g (dược liệu tươi), carotene 0,111% (dược liệu khô). Ngoài ra còn có acid citric, acid malic, acid lactic, succinic, lumaric…"

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
Hướng dương có vị ngọt dịu, tính bình. Hạt Hướng dương có vị ngọt, tính bình, không độc.
Khái quát chung công dụng
Thuốc giải nhiệt (Hạt). Lợi tiểu, ho (Dầu hạt). Huyết áp cao (cụm hoa). Hoa còn dùng làm thuốc kích sản, dùng cho phụ nữ đẻ khó, chữa đau đầu, choáng váng, ù tai, đau răng, đau gan, đau bụng kinh, viêm vú. Rễ và thân chữa đau đường tiết niệu và sỏi, dưỡng trấp niệu; viêm phế quản, ho gà. Hạt chữa chán ăn, mệt mỏi, kiết lỵ ra máu.
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Rễ, thân (lõi), lá, đế hoa, hoa, hạt, vỏ quả.
Thời gian thu hoạch
Khi quả chín, nhổ toàn cây và tách riêng các phần.
Tác dụng dược lý
Hướng dương có tác dụng hạ huyết áp và giảm đau. Rễ và lõi thân tiêu viêm, lợi tiểu, chống ho và giảm đau. Lá tiêu viêm, giảm đau, trị sốt rét. Hạt trị lỵ, bổ cho dịch thể, xúc tiến bệnh sởi chóng phát ban.
Chế biến
Sau khi thu hoạch, đem các bộ phần của cây sấy khô để dùng.

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuốc độc vị 1

Chữa sốt, sốt rét: Lấy 20 – 40g lá hướng dương, sắc uống.

Bài thuốc độc vị 2

Trị tăng huyết áp, đau đầu choáng váng, ù tai, đau răng, đau bụng, đau gan, đau khớp, đau bụng kinh: Lấy 30 – 90g, cụm hoa hướng dương sắc uống.

Bài thuốc độc vị 3

Chữa đau đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, đau dạ dày, đái dưỡng chấp, chữa ho, viêm phế quản: Lấy 15 – 30g rễ và lõi thân Hướng dương sắc uống.

Bài thuốc độc vị 4

Chữa chán ăn, người mệt mỏi, kiết lỵ ra máu, sởi phát ban không đều: Lấy 20 – 40g hạt Hướng dương rang ăn.

Bài thuốc độc vị 5

Chữa sốt rét: Cánh hoa hướng dương phơi khô hãm nước uống thay trà.

Bài thuốc độc vị 6

Chữa đầu choáng mắt hoa, đau đầu khó chịu, mặt má sưng đau, ngực đầy, ngắn hơi: Lấy hoa hướng dương 15 – 20g, sắc uống.

Bài thuốc độc vị 7

Chữa đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi: Nhân hạt hướng dương 20-30g sắc nước uống.

Bài thuốc độc vị 8

Chữa hen suyễn: Đài hoa hướng dương tươi 30-50g sắc kỹ lấy nước uống.

Bài thuốc độc vị 9

Chữa táo bón: Rễ cây hướng dương tươi 15-20g rửa sạch, vắt lấy nước pha với mật ong uống.

Bài thuốc độc vị 10

Chữa viêm khớp, vô danh ủng thống (phù thũng không rõ nguyên nhân), viêm tuyến vú: Hoa hướng dương lượng thích hợp sắc đặc thành dạng cao, đắp vào chỗ đau.

Bài thuốc độc vị 11

Điều trị viêm loét âm đạo: lấy 60 g hoa hướng dương nấu lấy nước rồi để ấm và ngâm rửa hàng ngày.

Bài thuốc độc vị 12

Trị nhức răng: lấy hoa hướng dương khô (một lượng vừa đủ), phơi hoặc sấy khô, sau đó thái thành sợi rồi cuốn lại thành điếu và hút như hút thuốc lá (bằng miệng).

Bài thuốc đa vị 1

Chữa tăng huyết áp: Cụm hoa hướng dương 60g, râu ngô 30g. Sắc uống thay trà mỗi ngày.

Bài thuốc đa vị 2

Chữa tăng huyết áp: Cụm hoa hướng dương 60g, râu ngô 30g. Sắc uống thay trà mỗi ngày. Chữa tăng huyết áp: Hoa hướng dương 60g, râu ngô 30g, đường đỏ 10g. Hoa hướng dương và râu ngô sắc lấy 200ml, cho đường vào quấy đều chia ba lần uống trong ngày. Uống ba đợt, mỗi đợt 10 ngày, giữa các đợt cần nghỉ là 5 ngày.

Bài thuốc đa vị 3

Chữa chứng mờ mắt: Đài hoa hướng dương 1 cái, đập vào 1 quả trứng gà, đổ thêm nước nấu chín nhừ, ăn cái uống nước.

Bài thuốc đa vị 4

Trị ho, đờm suyễn, nhuận phế (chữa ho gà), thông yết hầu, đẹp nhan sắc: Hoa hướng dương từ 1 - 2 đóa, thêm đường phèn sắc uống.

Bài thuốc đa vị 5

Chữa viêm dạ dày - tá tràng: Rễ hướng dương 15-20g, tiểu hồi hương 10g, sắc uống.

Bài thuốc đa vị 6

Chữa chứng nổi mề đay, dễ cảm phong hàn, da dẻ quá mẫn cảm, phong chẩn nổi cục: Hoa hướng dương 15g, hoa mào gà trắng 10g, lá tử tô 20g. Sắc uống thay trà (có thể thêm đường phèn lượng thích hợp).

Bài thuốc đa vị 7

Chữa nhức răng: Đài hoa hướng dương 1 cái, rễ câu kỷ 1 nhúm, luộc chung với 1 quả trứng gà, khi trứng chín bóc bỏ vỏ, dùng tăm đâm vào phần lòng đỏ trứng cho ngấm thuốc rồi nấu tiếp 1 lúc thì vớt trứng ăn.

Bài thuốc đa vị 8

Chữa cao huyết áp, choáng váng, đau đầu: Cụm hoa hướng dương từ 30 đến 60 g. 2 quả trứng vịt luộc. Cắt vụn cụm hoa hướng dương rồi đem nấu lấy nước bỏ bã. Nhúng trứng vịt vào nước đang sôi vừa thổi vừa ăn. Lưu ý không dùng bài thuốc này cho người bị huyết áp thấp.

Bài thuốc đa vị 9

Điều trị thống kinh (đau bụng dữ dội trong kỳ kinh nguyệt): lấy 30 – 60 g đài hoa hướng dương, sắc chung với 30 g đường đỏ và uống trong ngày

Bài thuốc đa vị 10

Điều trị rong kinh, băng huyết: lấy đài hướng dương (1 cái), sao cháy, tán bột rồi chia thành nhiều lần uống, cứ mỗi lần uống thì lấy 3 g bột này hòa với rượu vàng và uống (mỗi ngày uống 3 lần)

Bài thuốc đa vị 12

Điều trị nổi mề đay: dùng 15 g đài hoa hướng dương, 5 g lá tía tô, 6 g hoa mào gà đỏ (kê quan hoa) và 6 g rau sam, sắc lấy nước uống