Chìa vôi
THÔNG TIN CHUNG
Cissus diffusa (Miq.) Amshoff
Cissus glauca Roxb.
Cissus glaucoramea Planch.
Cissus modesta (Miq.) Amshoff
Cissus purpurea Roxb. ex Steud.
Cissus repens var. sinensis Hand.-Mazz.
Cissus vesicatoria Blanco
Vitis diffusa Miq.
Vitis modesta Miq.
Vitis repens (Lam.) Wight & Arn.
Vitis vitiginea var. repens (Lam.) Kuntze"
BẢN ĐỒ VỊ TRÍ
PHÂN LOẠI KHOA HỌC
NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH
MÔ TẢ THỰC VẬT
THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC
CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG
- Tác dụng của cây chìa vôi đối với xương khớp: Cây chìa vôi có tác dụng đặc biệt quan trọng đối với các bệnh liên quan đến xương khớp. Đau nhức xương khớp, thoái hóa đốt sống lưng là tình trạng thường gặp ở những người cao tuổi, người lao động chân tay nhiều hoặc do ngồi làm việc văn phòng quá lâu. Để giải quyết tình trạng này, nhiều người đã tìm đến cây chìa vôi và sử dụng rất hiệu quả. Các hoạt chất có trong cây chìa vôi có khả năng chống oxy hóa cao, giúp giảm các cơn đau nhức xương khớp, bảo vệ xương chắc khỏe mỗi ngày
- Tác dụng của cây chìa vôi đối với bệnh thoát vị đĩa đệm: Với thành phần tự nhiên, an toàn và lành tính từ Cây Chìa Vôi, bài thuốc này đã mang đến hiệu quả cao, giúp những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cải thiện được những cơn đau nhức và vận động dễ dàng hơn rất nhiều.
- Giúp lưu thông máu, hỗ trợ giảm đau do chấn thương, bong gân, té ngã
- Phòng ngừa lở ngứa, chai chân lên mắt cá
Khi dùng đem rễ củ ngâm nước vo gạo, còn dây thì cắt ngắn từng đoạn, tẩm rượu sao.
Có thể dùng cây ở dạng tươi hay dạng khô đều mang lại tác dụng. Cách dùng phổ biến nhất là sắc lấy nước uống hoặc giã nát lá cây rồi đắp tại chỗ."
CÔNG DỤNG THEO BỘ PHẬN
ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC
Bài thuốc độc vị 1
Trị rắn cắn: Chuẩn bị: 1 nắm lá chìa vôi, đem rửa sạch rồi giã với muối sau đó nhai trực tiếp và nuốt dần nước. Phần bã giữ lại để đắp lên vết thương và dùng băng để cố định lại.
Bài thuốc đa vị 1
Chữa thoát vị đĩa đệm: Chuẩn bị: 40g cây chìa vôi; cỏ xước, cây dền gai, mỗi vị 20g cây cỏ ngươi, tầm gửi, lá lốt. Các vị thuốc đem rửa sạch, sắc với 1,5 lít nước, sắc cạn còn 500ml chia 3 lần uống sau bữa ăn 30 phút. Thuốc có vị đắng nhẹ và thơm, không có tác dụng phụ, ta có thể uống thay nước hàng ngày. Sử dụng bài thuốc trên liên tục trong 1 tháng sẽ có hiệu quả.
Bài thuốc đa vị 2
Chữa chấn thương sưng nề: Chuẩn bị: 20g cây chìa vôi, 10g lá thầu dầu tía và 1 ít rượu hoặc giấm. Mang chìa vôi và thầu dầu tía đi rửa sạch rồi giã nát. Sau đó trộn với 1 ít rượu hoặc giấm rồi cho vào chảo sao cho nóng lên. Tiếp đến, đắp hỗn hợp này lên vùng bị chấn thương rồi băng bó lại để cố định thuốc, cách 10 tiếng thay thuốc 1 lần.
Bài thuốc đa vị 3
Chữa đau xương khớp: Chuẩn bị: 50g cây chìa vôi, 20g đương quy, 10g xuyên khung, 40g ngưu tất, 20g lông culi (còn gọi là cây cẩu tích). Tất cả các vị thuốc trên cho vào ngâm trong 1 lít rượu sau 1 tuần có thể sử dụng, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ (khoảng 20ml).
Bài thuốc đa vị 4
Chữa thoái hóa cột sống: Chuẩn bị: 50g cây chìa vôi, 40g ngưu tất, 20g đương quy, 20g cẩu tích, 10g xuyên khung và 1 lít rượu trắng. Rửa sạch nguyên liệu đã chuẩn bị, để ráo. Cho toàn bộ thuốc vào bình thủy tinh lớn rồi đổ rượu vào ngâm. Ngâm thuốc trong khoảng 1 tuần là có thể mang ra dùng, mỗi lần chỉ được uống 20ml, dùng ngày 2 lần đến khi hết bệnh.
Bài thuốc đa vị 5
Chữa đau bụng sau sinh: Chuẩn bị: 50g lá cây chìa vôi tươi và 1 thìa muối hạt. Rửa sạch lá cây chìa vôi, để ráo. Sau đó cho vào chảo cùng muối rồi sao nóng tạo hỗn hợp. Đổ hỗn hợp ra một tấm vải, bọc lại rồi đắp lên vùng bụng bị đau.
Bài thuốc đa vị 6
Chữa thoát vị đĩa đệm: Chuẩn bị 40g dây chìa vôi, 20g rau dền gai, 20g cây tầm gửi, 20g cỏ xước, 20g lá lốt. Các nguyên liệu cần rửa sạch rồi cho vào ấm sắc cùng với 1 lít nước trên lửa nhỏ. Đến khi còn khoảng 500ml thì ngưng. Chia làm 3 lần uống trong ngày sau bữa ăn khoảng 30 phút. Nên uống khi thuốc còn ấm và duy trì liên tục trong ít nhất 1 tháng.
Bài thuốc đa vị 7
Trị chai chân, chai mắt cá: Chuẩn bị: Lá chìa vôi và râu tôm sống theo tỷ lệ 3:1. Giã các nguyên liệu trên cho nhỏ rồi đắp trực tiếp vào vị trí cần điều trị. Dùng bằng để cố định lại và chú ý thay thuốc mỗi ngày.
Bài thuốc đa vị 8
"Bài thuốc chữa viêm lở da, ung nhọt sưng tấy
Chuẩn bị: 1 nắm lá chìa vôi, 20g thổ phục linh, 10g bồ công anh, 10g kim ngân hoa.
Thực hiện: Tất cả các nguyên liệu trên đem rửa thật sạch rồi để ráo nước. Lá chìa vôi đem giã nát và đắp trực tiếp lên vùng da tổn thương. Các vị thuốc còn lại thì cho vào ấm sắc với nước để uống kèm như nước lọc thường ngày."
Bài thuốc đa vị 9
Chữa viêm nang lông: Chuẩn bị: 1 nắm lá chìa vôi tươi, 1 lòng trắng trứng gà. Đem rửa sạch dược liệu rồi giã nát sau đó trộn đều với lòng trắng trứng. Đắp một lớp mỏng nhẹ lên vùng da cần điều trị và dùng băng gạc để cố định lại. Mỗi ngày nên thay thuốc 1 lần để tình hình nhanh chóng được cải thiện.
Bài thuốc đa vị 10
Chữa sởi niệu quản: Chuẩn bị: 16g dây chìa vôi, 50g cỏ bợ, 30g kim tiền thảo, 30g rễ dứa dại, 30g cỏ hàn the, 20g ngải cứu. Trường hợp đau nhiều cần thêm 12g chỉ xác, sỏi ở cao thì cần thêm 12g rễ cỏ xước, còn đái ra máu nhiều thì cần thêm 16g cỏ nhọ nồi. Các nguyên liệu đã chuẩn bị đem cho hết vào nồi và sắc chung với khoảng 1 lít nước trên lửa nhỏ trong 15 phút. Chia làm nhiều lần uống trong ngày khi thuốc còn ấm, mỗi ngày chỉ 1 thang duy nhất.
Bài thuốc đa vị 11
Chữa rắn độc cắn: Lá chìa vôi 20g, chua me đất hoa vàng 20g, quế chi 8g, gừng 8g, lá trầu không 20g. Giã nhỏ, thêm nước, gạn uống, bã đắp lên vết rắn cắn.
Bài thuốc đa vị 12
Chữa thoát vị đĩa đệm: Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá chìa vôi và 1 thìa muối hạt. Rửa sạch lớp bột phấn bên ngoài lá để tránh gây kích ứng. Rang nóng lá cùng với muối rồi dùng miếng vải bọc lại và đắp trực tiếp lên vị trí đau nhức. Mỗi ngày nên áp dụng 2 lần, tránh để nhiệt độ quá nóng.
LƯU Ý:
Không dùng loại thảo dược này cho chị em đang mang bầu hoặc những người đang cho con bú. Bởi vì dược tính của loại thảo dược này có thể ảnh hưởng không hay cho sức khỏe của mẹ và bé.
Tác dụng của loại thảo dược này có thể chậm hơn so với các loại thuốc Tây y do đó muốn đạt được hiệu quả người bệnh cần kiên trì sử dụng. Tuyệt đối không nên nôn nóng, dừng đột ngột khi chưa thấy được hiệu quả.
Để thuốc phát huy hiệu quả tối đa cần kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý. Cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt sẽ hỗ trợ điều trị bệnh được tốt nhất."