Gừng

Report Abuse

213. Gung
0 0 Reviews

Gừng

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Khương, Sinh khương (củ gừng tươi), Can khương (củ gừng khô), Co khinh (Tày)
Tên địa phương
Gừng
Tên tiếng Anh
Ginger
Tên khoa học
Zingiber officinale Rosce, 1807
Tên đồng nghĩa
"Amomum zingiber L.
Curcuma longifolia Wall.
Zingiber cholmondeleyi (F.M.Bailey) K.Schum.
Zingiber majus Rumph.
Zingiber missionis Wall.
Zingiber officinale var. sichuanense (Z.Y.Zhu, S.L.Zhang & S.X.Chen) Z.Y.Zhu, S.L.Zhang & S.X.Chen
Zingiber sichuanense Z.Y.Zhu, S.L.Zhang & S.X.Chen"

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Họ
Gừng
Bộ
Zingiberaceae
Lớp
Một lá mầm
Ngành
Hạt kín
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Cây của Á châu nhiệt đới, Phi châu.
Phân bố
Ở Cà Mau, cây gừa được tìm thấy khắp nơi, ngoại trừ TP. Cà Mau, huyện Thới Bình (xã Trí Phải) thì chưa được tìm thấy.
Sinh cảnh
cây gừa được tìm thấy người dân trồng và mọc tự nhiên trong vườn nhà, ven mương, ven đường, ven sông, ven ao.
Cách trồng
Gừng tái sinh dễ dàng bằng những đoạn thân rễ có nhú mầm, có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa xuân.

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây sống lâu năm
Dạng cây
Cây thân thảo
Chiều cao
Cây cao tới 1m
Thân cây
Thân khí sinh. Thân rễ có khi phồng thành củ. Thân rễ (quen gọi là củ) không có hình dạng nhất định, phân nhánh trên một mặt phẳng, làm thành nhiều đốt, kích thước không đều, dài 3-7 cm, dày 0,5-1,5 cm, mặt ngoài màu trắng tro hay vàng nhạt, có vết nhăn dọc, ở đầu đốt có vết tích của thân cây đã rụng, trên các đốt có vết sẹo của các lá khô (vảy), vết bẻ màu trắng tro hoặc ngà vàng, lõi tròn rõ, mùi thơm, vị cay nóng
Lá không cuống, mọc so le thành 2 dãy, hình ngọn giáo, thắt lại ở gốc, đầu nhọn dài 15-20 cm, rộng 2 cm, mặt trên màu lục sẫm bóng, mặt dưới nhạt; gân lá song song. Bẹ nhẵn, có thể ôm vào nhau thành một thân giả. Lưỡi nhỏ dạng màng, nhẵn, chia 2 thùy cạn.
Cụm hoa
Cán hoa dài cỡ 20cm, mang cụm hoa hình bông, gồm nhiều hoa mọc sít nhau.
Hoa lượng tính
Hoa có tràng hoa màu vàng xanh, có thùy gần bằng nhau, nhọn. Cánh môi ngắn hơn các thùy của tràng, màu tía với những chấm vàng. Nhị hoa màu tím
Quả
Qủa mọng (rất ít gặp)
Sinh học
Thường sống nơi đất mùn ẩm, ưa bóng, có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa xuân; vào cuối đông thi cây khô lá.
Mùa hoa
Tháng 5 đến 8
Mùa quả
Tháng 5 đến 8

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Hóa Học
"Thân rễ phơi khô chứa: Tinh bột (>50%), protein (9%), lipid (6-8%) gồm triglyceride, acid phosphatidic, lecithin và các acid tự do; chất xơ (5.9%), tro(5.7%), canxi (0.1%), photpho (0.15%), sắt (0.011%), natri (0.03%), kali (1.4%), vitamin A (175 IU/100g), B1 (0.05mg/100g), vitamin B2 (0.13mg/100g), niacin (1.9mg/100g), vitamin C (12mg/100g), và khoảng 380kcal/100g.
Gừng chứa 2-3% tinh dầu với thành phần chủ yếu là các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic: β-zingiberen (35%), ar-curcumenen (17%), β-farnesen (10%) và một lượng nhỏ các hợp chất alcol monoterpenic như geraniol, linalol, borneol.
Nhựa dầu chứa 20-25% tinh dầu và 20-30% các chất cay. Thành phần chủ yếu của nhóm chất cay là zingeron, shogaol và zingerol, trong đó gingerol chiếm tỷ lệ cao nhất. Ngoài ra, trong tinh dầu Gừng còn chứa α-camphen, β-phelandren, eucalyptol và các gingerol. Cineol trong Gừng có tác dụng kích thích khi sử dụng tại chỗ và có tác dụng diệt khuẩn trên nhiều vi khuẩn."

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
Gừng sống có vị cay, tính hơi ấm, Gùng nướng có vị cay ấm. Gừng khô vị cay nóng tính hàn.
Khái quát chung công dụng
Gừng là vị thuốc quen thuộc trong nhân dân ta dể giúp cho sự tiêu hóa, dùng trong những trường hợp kém ăn, ăn uống không tiêu, nôn mửa đi ỉa, cảm mạo phong hàn, làm thuốc ra mồ hôi, chữa ho mắt tiếng
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Thân rễ (củ)
Thời gian thu hoạch
Thân rễ thu hái vào mùa thu đông
Tác dụng dược lý
Gừng sống có tác dụng chống lạnh, tiêu đờm, chặn nôn, giúp tiêu hóa. Gùng nướng chữa đau bụng lạnh dạ đi ngoài. Vỏ Gừng tiêu phù thũng.
Chế biến
Thân rễ dùng tươi là sinh khương, phơi hoặc sấy khô là can khương. Còn dùng tiêu khương (gừng khô thái lát dày, sao sém vàng, đang nóng, vẩy vào ít nước, đậy kín, để nguội); bào khương (gừng khô đã bào chế); thán khương (gừng khô thái lát dày, sao cháy đen tồn tính).

CÔNG DỤNG THEO BỘ PHẬN

Lá cây
Lá dùng để chữa cúm viêm phế quản, ho gà, sốt rét, viêm ruột cấp, lỵ Ngày dùng 5-12g, dạng thuốc sắc.

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuốc độc vị 1

Chữa nôn mửa, nấc: Gừng sống nhai nuốt từng ít môi cho đến khi khỏi

Bài thuốc độc vị 2

Chữa trúng hàn thổ tả: Gừng nướng khô tán bột. Uống mỗi lần 12g với cháo.

Bài thuốc độc vị 3

Chữa đau ở tim: Gừng khô tán bột 4g, uống với nước cơm.

Bài thuốc độc vị 4

Chữa lỵ ra máu: Gừng khô thiêu tồn tính. Ngày uống nhiều lần, mỗi lần 2-4g, chiêu bằng nước cơm hay nước cháo

Bài thuốc độc vị 5

Chữa tỳ thấp thủy trướng, tay chân phù, ăn không tiêu, sợ lạnh, sợ nước: Gừng sống 150g, thái mỏng, rang khô giòn, đổ vào bát. Thêm 50ml mật ong, trộn đều, lấy đĩa dây một lát, rồi cho bệnh nhân ăn hết trong một ngày sẽ bớt phù. Ăn tiếp vài lần nữa sẽ khỏi.

Bài thuốc độc vị 6

Trị ho đàm lạnh: Sanh khương 2 lượng, Dương đường (đường kẹo mạch nha) 1 lượng. Nước 3 chén, sắc còn nửa chén, ấm và thong thả uống.

Bài thuốc độc vị 7

Trị hoắc lọan tâm bụng trướng đau, phiền đầy ngắn hơi, chưa được thổ hạ: Sinh khương 1 cân. Cắt, dùng nước 7 thăng, nấu lấy 2 thăng, phân làm 3 lần uống.

Bài thuốc độc vị 8

Trị đầu hói: Sinh khương giã nát, làm nóng, đắp lên đầu, độ 2, 3 lần.

Bài thuốc độc vị 9

Trị trăm lọai trùng vào tai: Nước gừng chút ít nhỏ vậy.

Bài thuốc độc vị 10

Phòng say xe Giã nhỏ gừng tươi một lượng vừa đủ, đắp bên ngoài huyệt nội quan, dùng vải quấn chặt khi đi xe có tác dụng phòng ngừa say xe.

Bài thuốc độc vị 11

Chữa bỏng lửa nước Lấy Gừng tươi ép nước dùng ngòai, điều trị vết thương bỏng lửa nước, bất luận mụt nước đã vỡ, chưa vỡ đều có hiệu quả.

Bài thuốc độc vị 12

Chữa chai cứng sau khi tiêm vào mông Gừng tươi mới bỏ vỏ, cắt thành miếng mỏng 1 ~ 2 mm, đắp ngòai trực tiếp vào chổ kết cứng (xơ cứng), mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 ~ 2 giờ đồng hồ, phối hợp điều trị vật lý, điều trị 30 ca kết cứng sau khi tiêm vào mông, thu được hiệu quả điều trị khá tốt.

Bài thuốc độc vị 13

Chữa ngoại cảm, bụng trướng đầy, nôn mửa, ho. Gừng tươi rửa sạch, giã nhỏ, ngâm với rượu trắng, mỗi ngày dùng 2-5ml xoa vào bụng.

Bài thuốc độc vị 14

Dùng trà gừng cho trường hợp bị tụt huyết áp Gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch, xay nhuyễn, đem nấu với đường kính. Cho vào lọ thủy tinh dùng dần. Khi bị tụt huyết áp, cảm lạnh có thể pha với nước ấm để uống

Bài thuốc đa vị 1

Chữa ỉa chảy mất nước, mạch nhỏ yếu, người mệt, chân tay lạnh, mồ hôi toát ra: Dùng 60 g gừng khô, 60 g nhục quế, 100 g đại hồi, 1.000 ml rượu trắng 40 độ, tất cả tán nhỏ ngâm rượu, mỗi lần uống 10-20 ml, ngày uống 3-4 lần. Uống đến khi ngừng ỉa chảy thì thôi (dùng cho người lớn) (Vụ Y học cổ truyền, 2005)

Bài thuốc đa vị 2

Chữa cảm cúm nhức đầu, ho, thân thể đau mỏi: Dùng 12 g gừng sống giã nhỏ, một ít tóc rối, 50 ml rượu trắng 40 độ, tất cả đem xào nóng, chà xát khắp người vào chỗ đau mỏi (Vụ Y học cổ truyền, 2005)

Bài thuốc đa vị 3

Chữa ngoại cảm phong hàn, đau đầu ngạt mũi: gừng tươi 12g, tô diệp 8g, phòng phong 12g. Sắc uống. Có thể kết hợp thuốc hạ nhiệt giảm đau Tây y (như paracetamol, decolgen, efferalgan).

Bài thuốc đa vị 4

Làm ấm dạ dày, cầm nôn mửa: sinh khương 12g, bán hạ 12g. Sắc uống.

Bài thuốc đa vị 5

Chữa tỳ vị dương hư, tứ chi lạnh ngắt, mạch yếu muốn tắt: can khương 16g, phụ tử chế 12g, chích thảo 4g. Sắc uống.

Bài thuốc đa vị 6

Chữa tiêu chảy vì tỳ hàn, phân loãng không thối, sôi bụng đau thắt: gừng nướng (bào khương) 60g, giã, rang, bọc bằng vải đắp lên rốn (phủ trên huyệt đan điền), đặt trong 1-2 giờ.

Bài thuốc đa vị 7

Chữa trúng phong cấm khẩu: Uống nước sắc kinh giới hoà với nước cốt gừng, nước măng vòi (lấy vòi tre hơ lửa vắt lấy nước cốt) và rượu, các thành phần với liều lượng bằng nhau

Bài thuốc đa vị 8

Chữa hoắc loạn thổ tả nguy cấp: Gừng sống 7 lát, sắc qua, đun một lúc rồi lấy trầm hương, mộc hương, hạt đậu gió (1 hạt), mài vào. Uống khi còn nóng. Có thể sắc tất cả cùng một lúc, nhưng bít kín cho đỡ bay hơi.

Bài thuốc đa vị 9

Trị phụ nữ băng huyết: can khương 8g, tông bì 12g, ô mai 12g. Tất cả đốt thành tro, nghiền mịn. Uống với nước. (Thuốc Nam - thuocnam.vn)

Bài thuốc đa vị 10

Chữa hoàng đản, tiểu tiện không lợi, suyển đầy hoặc bệnh đến giai đoạn nguy cấp: Gừng sống, củ chóc, mỗi vị 320g. Sắc uống làm 2 lần.

Bài thuốc đa vị 11

Trị chứng rụng tóc: Hồng hoa 60g, can khương (gừng khô) 90g, đương quy 100g, xích thược 100g, sinh địa 100g, trắc bá diệp 100g. Tất cả đem ngâm với 3000ml cồn 750, sau 10 ngày thì dùng được, lấy dịch thuốc bôi vào nơi tóc rụng mỗi ngày 3 – 4 lần. Một nghiên cứu của các nhà y học cổ truyền Trung Quốc dùng trên 33 bệnh nhân, đạt hiệu quả 87,9%.

Bài thuốc đa vị 12

Chữa ỉa ra máu: Gừng sống, ngải cứu với lượng bằng nhau. Sắc uống.

Bài thuốc đa vị 13

Chữa ho lâu ngày và ợ: Gừng sống giã lấy nước cốt (1 thìa) trộn mật ong (1 thìa). Đun nóng, uống dần ít một.

Bài thuốc đa vị 14

Chữa hen: Nước gừng sống, nước chanh, sữa người, đồng tiện, đều 1 chén. Hâm ấm và uống, cho đến khi khỏi.

Bài thuốc đa vị 15

Chữa mụn ổ gà ở nách: Gừng giã 4g, đinh hương 4 nụ, củ gai 4g, giã nhuyễn thêm ít nước và đắp.

Bài thuốc đa vị 16

Chữa phong hủi: Gừng sống (1280g) giã vắt lấy nước cốt, mật ong (640g). Trộn lẫn, uống với rượu. Ngoài dùng đậu đen và tóc rối đốt thành tro, tán nhỏ mà xát.

Bài thuốc đa vị 17

Chữa bị thương do vật nhọn đâm: Trước tiên lấy cành thị thái nhỏ, nấu nước, lấy lá chuối bịt miệng nồi, chọc thủng một lỗ để xông. Rồi lấy gừng sống, củ chuối hột, củ ráy, với liều lượng 3 vị bằng nhau, giã nhỏ, trộn đều. Lấy lá ngải cứu gói thuốc lại, đem nướng chín. Lại dùng lá chuối chọc lỗ để trên vết thương và đắp thuốc nóng lên. Hễ nguội thì nướng lại và đắp.

Bài thuốc đa vị 18

Chữa phù khi có mang: Gừng, hạt dành dành. Sao lẫn với hạt cải củ. Rồi bỏ hạt cải, tán nhỏ. Uống với rượu, mỗi lần 8g. Ngày đầu, uống một lần, ngày thứ hai, uống 2 lần, ngày thứ ba,uống ba lần.

Bài thuốc đa vị 19

Chữa sổ mũi: Nước gừng, bột bạch chỉ. Trộn lẫn, bôi vào huyệt thái dương.

Bài thuốc đa vị 20

Chữa nhức đầu, lạnh bụng, nôn oẹ, có đờm: Gừng khô 10g, chích cam thảo 4g, nước 300ml. Sắc còn 100ml, chia nhiều lần uống trong ngày. Nếu thấy đỡ, uống bớt đi.

Bài thuốc đa vị 21

Chữa cam tẩu mã: Gừng khô, quả táo ta (đốt tồn tính), phèn chua, với lượng bằng nhau. Tán nhỏ và bôi vào lợi.

Bài thuốc đa vị 22

Chữa phong giản lên kinh: Gùng sống 4 lát, nam tinh(bán hạ củ to) nướng 2 - 3g, tía tô 5 lá. Sắc rồi hòa với một ít mật lợn, uống.