Go Back

Report Abuse

092. Chi thien
092Chi thien_Fotor
092Chi thien a (3)_Fotor
092Chi thien a (1)_Fotor
092Chi thien a (2)_Fotor

Chỉ thiên

0 (0 Reviews)

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Chỉ thiên giả, Ngọc nữ Ấn Độ
Tên địa phương
Chỉ thiên
Tên tiếng Anh
Turks Turban, Tube Flower, Skyrocket, Champagne Clerodenrum, Clerodendron
Tên khoa học
Clerodendrum indicum (L.) Kuntze, 1891
Tên đồng nghĩa
"Clerodendrum indicum f. semiserratum (Wall.) Moldenke
Clerodendrum longicolle G.Mey.
Clerodendrum mite (L.) Vatke
Ovieda mitis L.
Siphonanthus angustifolius Willd.
Siphonanthus indicus L."

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Chi
Bân bấn
Họ
Hoa môi
Bộ
Hoa môi
Lớp
Hai lá mầm
Ngành
Hạt kín
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Cây có nguồn gốc ở Ấn Độ
Phân bố
Ở Cà Mau, cây Chỉ thiên chỉ được tìm thấy ở huyện U Minh (xã Khánh Hòa)
Sinh cảnh
cây được các chuyên gia trồng làm thuốc trong vườn thuốc nam
Cách trồng
Cây được nhân giống bằng cách giâm cành, nên chọn những cành cây không quá già cũng không quá non, cành mập mạp, nếu cành ngọc nữ đang ra hoa thì càng tốt. Khi trồng ta nên nhúng 1 đầu cây vào trong chất dinh dưỡng kích thích mọc rễ như vậy cây mới cho rễ nhanh. Khi trồng ta phải lưu tâm đến đất, nước và chất dinh dưỡng, cụ thể đất trồng ngọc nữ phải là loại đất mềm, tơi xốp, đủ chất dinh dưỡng. Khỏng chỉ thế đặc biệt những loại đất này phải thoát nước tốt nữa.

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây sống lâu năm
Dạng cây
Cây dạng tiểu mộc
Chiều cao
Cây cao 1-3,5m
Thân cây
Cây không chia nhánh
Lá mọc chụm 3-5, hẹp, dài đến 20cm, không lông.
Hoa lượng tính
Hoa ở ngọn, đơn độc ở nách lá, màu trắng; đài cao cỡ 15mm, có tuyến ở trong; tràng dài đến 9cm, có 5 tai đều; nhị có chỉ nhị đỏ, không lông
Quả
Quả hạch xanh đen nằm trong đài tồn tại.
Mùa hoa
Quanh năm

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Hóa Học
Lá chứa alcaloid và một chất đắng. Vỏ chứa hexitol (D-mannitol) 78%, cùng với sorbitol.

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
Cây có vị đắng, tính mát
Khái quát chung công dụng
Chữa cảm gió, cam tẩu mã, hen suyễn, trị giun.
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Cành lá, rễ
Thời gian thu hoạch
Thu hái cành lá quanh năm
Tác dụng dược lý
Có tác dụng bổ đẳng, thông khí, hạ đờm, tiêu viêm, trừ giun.
Chế biến
Rễ lấy về, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.

CÔNG DỤNG THEO BỘ PHẬN

Thân cây
Bổ đẳng, thông khí, hạ đờm, tiêu viêm, trừ giun.
Lá cây
Dùng làm thuốc trị giun; còn dùng phối hợp với Trang đỏ, tán bột cuốn như điếu thuốc lá để hút trị mũi có mủ
Rễ
Làm thuốc trị hen suyễn, ho và bệnh lao hạch

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuốc độc vị 1

Viêm loét dạ dày mãn tính: Cây chỉ thiên 20g nấu nước uống hàng ngày, thường sau 3 – 5 ngày thấy dễ chịu, giảm đau. Dùng liên tục 30 ngày.

Bài thuốc độc vị 2

Chữa bệnh gà khò khè khi thay đổi thời tiết hoặc gà đá bị tổn thương: Lấy 3 -5 lá chỉ thiên vò nát cho ăn, ngày 1 – 3 lần. Bài thuốc này đơn giản nhưng hiệu quả không ngờ.

Bài thuốc đa vị 1

Thường xuyên viêm họng, sốt, viêm amidal, đờm nhiều vướng cổ: Lấy lá, hoa chỉ thiên 10g, lá bướm bạc 10g, hạt núc nác 2g. Nấu với 1 lít nước giữ sôi 15 phút để nguội uống thay trà trong ngày, dùng 1 – 10 ngày. Trẻ em 1/2 – 1/3 liều.

LƯU Ý:

Lưu ý khi sử dụng/kiêng kỵ/chống chỉ định
Cần chú ý: điều trị loét dạ dày nên ăn đúng bữa, không dùng chất kích thích, cay nóng, tránh làm nặng, thức khuya để mau khỏi bệnh.