Chanh dây

Report Abuse

091. Chanh day 2_Fotor
0 0 Reviews

Chanh dây

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Dây mát, Chùm bao trứng, Chanh leo.
Tên địa phương
Chanh dây
Tên tiếng Anh
Golden Passion Fruit, Passion fruit
Tên khoa học
Passiflora edulis Sims, 1818
Tên đồng nghĩa
"Passiflora diaden Vell.
Passiflora edulis f. edulis
Passiflora edulis var. pomifera (M. Roem.) Mast.
Passiflora edulis var. rubricaulis (Jacq.) Mast.
Passiflora gratissima A. St.-Hil.
Passiflora incarnata L.
Passiflora iodocarpa Barb. Rodr.
Passiflora middletoniana J. Paxton
Passiflora pallidiflora Bertol.
Passiflora picroderma Barb. Rodr.
Passiflora pomifera M. Roem.
Passiflora rigidula J. Jacq.
Passiflora rubricaulis Jacq.
Passiflora vernicosa Barb. Rodr."

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Chi
Lạc tiên
Họ
Nhãn lồng
Bộ
Sơ ri
Lớp
Hai lá mầm
Ngành
Hạt kín
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Chanh dây có nguồn gốc từ các nước Nam Mỹ (Argentina, Paraguay và Brasil)
Phân bố
Cây Chanh dây được tìm thấy khắp nơi ở trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Sinh cảnh
trái Chanh dây được người dân sử dụng để làm nước uống, do có mùi thơm tự nhiên và tốt cho sức khỏe nên được mọi người trồng trong vườn, ven đường, ven sông, veo ao để dành sử dụng. Cây chanh dây cũng được tìm thấy mọc tự nhiên ở vườn, ven sông. Cây Chanh dây được sử dụng làm thuốc nên cũng được trồng trong vườn thuốc nam.
Cách trồng
Chanh dây có thể được trồng bằng hạt và cành. Nếu trồng bằng hạt, sau khoảng 2 tuần, hạt nảy mầm và sau 5-6 tháng, cây có hoa quả. Cây trồng bằng cành sẽ nhanh hơn.

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Chanh dây sống lâu năm
Dạng cây
Chanh dây là một loài thực vật bán thân gỗ.
Cuốn lá
Cuống lá có 2 tuyến ở đỉnh.
Lá có 3 thùy, có răng, không lông, lá kèm nhọn.
Cụm hoa
Hoa chanh dây là hoa đơn, mọc từ nách lá, hoa đẹp và thơm, có đường kính 7.5-10 cm với cuống dài 2-5cm. Hoa của cây chanh dây (chanh leo) có năm cánh màu trắng ánh tím tía, tạo ra một bông hoa màu trắng xen tím. Mỗi hoa mang 5 nhị đực với 5 chỉ dính nhau thành ống ở đáy và tách rời ở phần mang bao phấn. Hoa được thụ phấn nhờ một số loài côn trùng như ong nghệ sẽ đậu trái, nhưng nếu cây tự thụ phấn thì không có quả.
Quả
Cây chanh dây có nhiều quả và mọng. Quả có kích thước như một quả trứng gà (hoặc to hơn), hình cầu đến hình bầu dục, màu xanh lục khi quả xanh, khi chín màu vàng hoặc tím đậm. Trong ruột quả chanh dây (chanh leo), có dung dịch nhầy màu vàng xung quanh hạt có hương vị ngọt ngào và rất ngon.
Hạt
Hạt có áo hạt màu cam.
Sinh học
Dây mát thuộc loại cây ưa sáng và mọc nhanh, có biên độ sinh thái khá rộng và có thể trồng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình 15-30 độ C, lượng mưa 2000-3000mm/năm. Chanh dây phù hợp với mọi địa hình và với các loại đất thoáng xốp, giàu chất hữu cơ như: Đất thịt nhẹ, đất đỏ Bazan … Đất quá chua hoặc quá kiềm cũng ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triến của cây. Ở Nam Phi cây có thể trồng được ở nơi có lượng mưa 900mm/năm. Cây sống được trên nhiều loại đất, nếu được chăm bón sẽ sinh trưởng phát triển tốt hơn. Trồng được bằng hạt, sau khoảng 2 tuần, hạt nảy mầm và sau 5-6 tháng, cây có hoa quả.
Mùa hoa
Tháng 3 đến 5
Mùa quả
Tháng 3 đến 5

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Dinh dưỡng
Một quả chanh dây 60g sẽ cho khoảng 70 calo.
Thành Phần Hóa Học
Dịch quả chứa các acid hữu cơ tự do; acid citric và các acid khác có liên quan chiếm khoảng 95% tổng số các acid. Trong các aminoacid tự do của dịch quả có proline.

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
Nạc quả có vị chua, ngọt.
Khái quát chung công dụng
Bổ dưỡng, làm cường tráng và hưng phấn, chữa đau bụng kinh và giải nhiệt (Quả). Ở Brazin, nạc quả được dùng như một chất kích thích và bổ. Quả được dùng ăn và chế nước giải khát. Dầu ép từ hạt ăn được, và cũng dùng để chế sơn. Ở Trung Quốc, quả được dùng cho người cơ thể suy nhược và đau bụng kinh. Ở nước ta, quả được dùng phối hợp với đường làm thành loại nước chanh dùng giải nhiệt, giải khát.
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Quả, rễ
Tác dụng dược lý
Nạc quả có tác dụng hưng phấn, cường tráng.

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuốc độc vị 1

Giúp an thần, gây ngủ, hạ huyết áp: Có 2 cách sử dụng: lây lá tươi (khoảng 100 gr) nấu nước uống hàng ngày hoặc dùng lá, cành phơi khô, nâu thành cao lỏng, mỗi ngày uống khoảng 20 - 30 ml vào buổi tối.

Bài thuốc đa vị 1

Điều trị tiểu đường, phù thũng: Chuẩn bị hai quả chanh dây, 40 g rễ tranh, 150 g củ từ, cây trái nổ, kỷ tử và râu bắp (mỗi loại 25 g). Trước tiên, rửa sạch tất cả các vị thuốc trên (riêng chanh dây thì có thể cắt làm hai) rồi cho vào nồi, đổ nước ngập đều và nấu đến khi còn khoảng 3 chén nước thì ngưng. Thuốc này chia thành ba lần uống trong ngày (3).

Bài thuốc đa vị 2

Hỗ trợ giảm cân: Chanh dây múc lấy phần ruột sao cho vừa khoảng 1 ly. Với bí đao, gọt vỏ, bỏ ruột, chỉ lấy phần thịt bí màu xanh (khoảng 600 g) rồi cắt nhỏ thành sợi và đem ngâm với nước muối (1 muỗng muối), đợi các sợi bí mềm thì vớt ra, để ráo. Sau đó, lấy 5 hạt ô mai cho vào chung với lượng bí đao và chanh dây đã chuẩn bị, trộn đều lại, đậy kín rồi để qua một đêm thì bắt đầu dùng (có thể để trong ngăn mát tủ lạnh)

LƯU Ý:

Lưu ý khi sử dụng/kiêng kỵ/chống chỉ định
"Nếu dùng chanh dây quá nhiều và thường xuyên có thể gây mệt mỏi, buồn nôn, nổi mề đay…
Ăn quá nhiều hạt chanh leo mà không nhai kỹ trong thời gian dài, thường xuyên bạn sẽ dễ bị viêm ruột thừa hoặc viêm túi thừa ruột già, ảnh hưởng đến hoạt động của gan, thận"".
Bên cạnh đó, một số thành phần có trong chanh leo có thể gây phản ứng với các loại thuốc an thần và thuốc kháng histami, tăng cảm giác buồn ngủ. Riêng với thuốc chống đông, chanh leo có thể khiến chảy máu nhiều hơn. Vì vậy, phụ nữ mang thai hoặc bà mẹ đang cho con bú nên hạn chế sử dụng loại quả này."