Hoàng hậu

Report Abuse

224. Hoang hau
0 0 Reviews

Hoàng hậu

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Bò cạp nước, Muồng hoàng yến, Ô môi, Lạp tràng phụ, Muồng hoàng hậu, Hoa lồng đèn, Bò cạp vàng, Mai dây, Xuân muộn, Mai nở muộn.
Tên địa phương
Hoàng hậu
Tên tiếng Anh
Golden shower, Purging cassia, Indian laburnum, Pudding-pipe tree
Tên khoa học
Golden shower, Purging cassia, Indian laburnum, Pudding-pipe tree,
Tên đồng nghĩa
"Bactyrilobium fistula Willd.
Cassia bonplandiana DC.
Cassia excelsa Kunth
Cassia fistuloides Collad.
Cassia rhombifolia Roxb.
Cathartocarpus excelsus G.Don
Cathartocarpus fistula Pers.
Cathartocarpus fistuloides (Collad.) G.Don
Cathartocarpus rhombifolius G.Don"

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Tông
Muồng
Phân họ
Vang
Họ
Đậu
Bộ
Đậu
Lớp
Hai lá mầm
Ngành
Hạt kính
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Cây có nguồn gốc miền nam Châu Á
Phân bố
Ngoại trừ Thành phố Cà Mau cây đều được tìm thấy tại các huyện khác của tỉnh Cà Mau
Sinh cảnh
Cây được các chuyên gia và người dân trồng trong vườn thuốc nam để làm thuốc, và trồng trong vườn nhà, ven đường đi, ven sông
Cách trồng
Cây được trồng bằng hạt hoặc giâm cành. Cây trồng từ hạt sau 4 – 6 năm bắt đầu có hoa; hoa ra hàng năm; tái sinh từ hạt tốt.

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây sống lâu năm
Dạng cây
Cây gỗ nhỡ bán thường xanh hay sớm rụng
Chiều cao
Cây cao tới 10–20 m
Đường kính
Cây có đường kính khoảng 40 cm
Vỏ cây
Vỏ thân màu xám trắng, vỏ thịt màu hồng dày 6–8 mm thường được dùng làm thuốc nhuộm màu đỏ
Thân cây
Gỗ có giác lõi phân biệt, cứng, nặng có thể dùng trong xây dựng nhà cửa, đóng đồ gia dụng, nông cụ. Lõi giàu tanin.
Cành nhánh
Phân cành thấp, nhẵn, nhiều cành nhánh, rụng lá vào mùa đông.
Cuốn lá
Dài 15–60 cm với 3-8 cặp lá chét sớm rụng
Lá chét mọc đối, hình bầu dục rộng đến bầu dục dài, dài 7–21 cm rộng 4–9 cm, đầu nhọn, gốc hình nêm, rộng, nhẵn
Cụm hoa
Cụm hoa lớn, nhiều hoa nhưng thưa, dạng cành hoa rủ xuống dài 20–40 cm; cuống chung nhẵn, dài 15–35 cm hoặc có thể hơn. Cánh hình bầu dục mặt ngoài phủ lông mượt.
Hoa lượng tính
Mỗi hoa đường kính 4–7 cm với 5 cánh hoa màu vàng tươi có hình bầu dục rộng, gần bằng nhau có móng ngắn; nhị 10, bao phấn phủ lông tơ ngắn. Bầu và vòi nhụy phủ lông tơ mượt.
Quả
Quả dạng quả đậu hình trụ, hơi có đốt, dài 20–60 cm hoặc hơn, đường kính quả 15–25 mm, mang nhiều hạt trái xoan rộng, khi khô có vỏ cứng, có thể dùng làm thuốc xổ; thịt quả có mùi hôi khó chịu.
Hạt
Hạt trái xoan rộng, hạt rất nhiều có cơm bao bọc chứa trong những vách hóa gỗ, mỏng.
Sinh học
Cây ưa sáng, lúc còn nhỏ có thể hơi chịu bóng. Thích nghi cao với khí hậu nhiệt đới điển hình, nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 25°C, nhiệt độ tối thấp trung bình 20°C, tối cao trung bình 28 – 29°C. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1500-2500 mm.
Mùa hoa
Tháng 5 đến 7
Mùa quả
Tháng 5 đến 10

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Hóa Học
"Hạt chứa một lượng calci hữu cơ khá cao (827 mg/ 100g hạt). Trong khi đó, hàm lượng natri trong thịt quả và hạt lại tương đối thấp.
Thịt quả chứa các acid amin như aspartic (15,3%), glutamic (13%) và lysin (6,6%). So với acid amin toàn phần rhein, anthraquinon và fistulacidin. Trong hạt, các con số này tương ứng là 16,6%, 19,5% và 6,6%.
Thành phần quan trọng trong vỏ hạt là acid fistulic.
Lá bọ cạp nước chứa anthraquinon, tanin, các Sennosid A và B.
Vỏ rễ chứa tanin, phlobaphen, oxo – anthraquinon."

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Khái quát chung công dụng
Chữa nấm da, ỉa chảy, thấp khớp, ăn uống không tiêu, tay chân nhức mỏi, táo bón, lỵ, sốt, giun đũa. Ở một số nước Đông Nam Á, vỏ quả chín và hạt bọ cạp nước được dùng để nhuận tràng…
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Quả, hạt, rễ và vỏ
Thời gian thu hoạch
Hầu như quanh năm
Tác dụng dược lý
Vỏ rễ, hạt và lá có tác dụng nhuận tràng. Rễ làm se, bổ, hạ nhiệt và xổ. Quả tẩy nhẹ và hạ xổ, gây nôn; chúng đều có hoạt tính kháng sinh. Nói chung, quả có tác dụng nhuận tràng và xổ.

Cơm quả bọ cạp nước có tác dụng nhuận tràng một phần do chứa nhiều pectin và chất nhầy, tác dụng nhuận tràng của cơm quả và lá chủ yếu do các dẫn chất anthraquinon. Phần đường trong glycosid làm tăng độ hòa tan và thuốc dược vận chuyển dễ dàng đến điểm tác dụng là kết tràng. Ở đây, vi khuẩn thủy phân glycosid thành anthraquinon, rồi thành anthron. Chất này tác động trực tiếp trên đại tràng gây kích thích nhu động. Hạt bọ cạp nước có tác dụng diệt amip và kén Enfamoeba histolytica in vitro và in Vivo, có thể trị bệnh amip ruột và gan ở động vật thí nghiệm và bệnh amip ruột ở người. Bọ cạp nước cũng có tác dụng diệt côn trùng và diệt giun. Trên chuột cống trắng gây tăng cholesterol máu thực nghiệm, bọ cạp nước làm giảm lipid toàn phần trong máu và gan, và làm giảm lipid với mức độ ít hơn trong lách, thận và tim. Cholesterol toàn phần trong máu, lách, thận và tim giảm đáng kể. Nồng độ triglycerid được cải thiện rõ rét. Tuy vậy, có sự tăng trung binh lượng phospholipid ở tất cả các cơ quan.

Bọ cạp nước cũng làm giảm hoạt độ tăng сао của GOT, GPT, phosphatase kiểm acid, Các trị số trở về mức ban đầu. Protein huyết thanh toàn phần, albumin. globulin, tỷ lệ A/G, các acid amin tự do. acid uric Creatinin cũng được cải thiện và trở về gần mức bình thường. Phân đoạn tan trong nước của bọ cạp nước gây giảm đường máu ở chuột nhắt trắng, và gây tăng sự dung nạp glucose, Cao nước và các flavonoid từ lá. thân, vỏ rễ và cơm quả bọ cạp nước có hoạt tính giảm đau, chống viêm và hạ sốt. Cao vỏ rễ có hoạt tính mạnh nhất. Hoạt tính được quy cho các flavonoid có tác dụng làm giảm độ thấm mao mạch do tác dụng gây co mạch trực tiếp. Vỏ thân và vỏ quả bọ cạp nước có tác dụng chống đái tháo đường thực nghiệm trên động vật. Cao chiết với cồn ethylic và cloroform của bọ cạp nước có hoạt tính kháng nấm in vitro chống những nấm gây bệnh toàn thân.


Chế biến
Ngâm, hãm với nước, phơi khô,...

CÔNG DỤNG THEO BỘ PHẬN

Vỏ cây
Chữa bệnh đường tiết niệu, trị bệnh ngoài da, và dùng đắp lên nơi bị rắn và bọ cạp cắn
Lá cây
Trị bệnh ký sinh trùng đường ruột, chữa bệnh ngoài da, chữa khó tiêu
Quả (trái)
Để làm phân mềm dễ đi ngoài và trị tiểu tiện có lẫn máu
Rễ
Sát trùng vết thương, Vết loét

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuốc độc vị 1

Chữa hắc lào, và sắc uống chữa đau lưng và để nhuận tràng: Lấy 15 -20 lá tươi giã nát vắt lấy nước bôi.

Bài thuốc độc vị 2

Thuốc chữa dau lưng, đau mình, lỵ, tiêu chảy: Lấy 5- 15g: cơm quả và hạt (1 kg) sắc với một lít nước, lọc và cô cách thủy thành cao.

Bài thuốc độc vị 3

Làm phân mềm dễ đi ngoài và trị tiểu tiện có lẫn máu: Lấy cơm quả với liều uống mỗi lần 5g, uống mỗi lần 4 thìa cà phê ngày 3 lần.

Bài thuốc độc vị 4

Trị đái tháo đường: Lấy 5 g quả hoàng hậu, cứ 8 giờ dùng một lần, dưới dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc.

Bài thuốc độc vị 5

Chữa cảm lạnh: rễ cây được dùng chữa cảm lạnh. Trường hợp chảy nước mũi nhiều, lấy rễ cây đốt rồi xông khói theo đường mũi sẽ có tác dụng thông khí quản và sạch niêm mạc mũi (Lê Kim Phụng, 2010)

Bài thuốc độc vị 6

Hạ sốt: Lấy dịch chiết từ rễ cây cô đặc thành cao uống trong ngày sẽ hạ sốt nhanh (Lê Kim Phụng, 2010)

Bài thuốc độc vị 7

Chữa các bệnh ngoài da: dùng lá cây để chữa các trường hợp da bị kích ứng hoặc dị ứng gây sưng tấy và đau đớn. Dịch ép của lá hoặc dạng bột nhão đắp lên vùng bị nhiễm rồi băng kín lại, áp dụng vài lần sẽ khỏi (Lê Kim Phụng, 2010)

Bài thuốc độc vị 8

Chữa phù thũng, chữa đau khớp hoặc liệt nhẹ, lấy lá tươi vò nát và chà xát trực tiếp trên chỗ bị đau hoặc bị tê liệt (Lê Kim Phụng, 2010)

Bài thuốc đa vị 1

Chữa táo bón: Lấy quả hoàng hậu tươi với liều 4 – 6 g (nhuận tràng), hoặc 10- 20g (tẩy); ngâm rượu uống làm thuốc tiêu, bổ, giúp ăn ngon cơm, đỡ đau lưng, đau người

Bài thuốc đa vị 2

Chữa rối loạn đường ruột: trường hợp trẻ em bị đầy hơi, trướng bụng, lấy cơm quả đắp trên rốn trẻ sẽ giúp trẻ dễ đi tiêu. Hoặc lấy cơm quả trộn chung vài giọt dầu hạnh nhân, thoa nhẹ nhàng vùng bụng của trẻ sẽ giúp dễ tiêu hóa (Lê Kim Phụng, 2010)

Bài thuốc đa vị 3

Chữa rét run do say thuốc: cơm quả rất hữu ích trong trường hợp bệnh nhân bị mất ý thức hoặc mất cảm giác, do dùng quá liều các loại thuốc gây nghiện như cocain hoặc thuốc phiện. Lấy 24 gam cơm quả trộn chung 1/4 lít sữa nóng rồi ngậm trong miệng như thuốc súc miệng sẽ giúp giảm bớt triệu chứng trên (Lê Kim Phụng, 2010)