Go Back

Report Abuse

188. Do trong

Đỗ trọng

0 (0 Reviews)

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Tự trọng, Ngọc tỳ bi
Tên địa phương
Đỗ trọng
Tên tiếng Anh
Hardy rubber tree, Gutta-Percha
Tên khoa học
Eucommia ulmoides Oliv., 1890
Tên đồng nghĩa
Không có tên khoa học đồng nghĩa

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Họ
Đỗ trọng
Bộ
Đỗ trọng
Lớp
Hai lá mầm
Ngành
Hạt kín
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Cây có nguồn gốc ở vùng ôn đới ấm Trung Quốc
Phân bố
Cây được bắt gặp ở huyện Thới Bình (xã Hồ Thị kỷ), huyện Phú Tân (xã Phú Thuận), huyện Trần Văn Thời (xã Khánh Bình Tây, xã Phong Lạc), huyện Cái Nước (thị trấn Cái Nước), huyện Ngọc Hiển (xã Đất Mũi), huyện Đầm Dơi ( xã Ngọc Chánh).
Sinh cảnh
Cây được người dân và các chuyên gia trồng làm thuốc trong vườn nhà, vườn thuốc nam
Cách trồng
"Đỗ trọng thường được trồng bằng hạt hay chiết cành.
Gieo hạt: Chọn lấy hạt giống ở những cây mẹ khỏe mạnh, trên 20 tuổi. Cây ra hoa tháng 6-7, quả chín vào tháng 8-9. Khi thấy vỏ quả từ màu xanh chuyển sang màu nâu hay màu vàng xám, hạt tròn, để trên cây khoảng một tháng sau cho chín đều rồi thu hoạch. Khi thu hái thường dọn sạch ở dưới, hứng vải bạt hoặc ni lông, vào buổi chiều lặng gió hoặc ít gió thì rung cho quả, hạt rụng rồi thu l­ượm về nhà. Hạt nhỏ, sau khi thu hoạch xong không nên phơi ra nắng mà chỉ hong nơi khô thoáng 3-4 ngày để tách hạt. Hạt sau khi làm sạch đ­ược cho vào túi hoặc lọ, cất khô, để nơi thoáng mát (nhiệt độ 15-20oC) đến mùa xuân (tháng 2-3) thì đem gieo. Hạt tr­ước khi gieo có thể ngâm vào n­ước nóng 40oC để nguội rồi rửa hạt đem gieo. Đất vườn ươm cần làm nhỏ, kỹ, đánh luống cao 20-30cm, bón lót bằng phân chuồng hoai 5-10kg cho một luống 10m2. Hạt đỗ trọng nhỏ nên khi gieo cần trộn hạt với tro hoặc đất mùn, khác màu với đất luống để gieo cho đều, gieo xong rắc một lớp mùn mỏng rồi dùng rơm rạ phủ lên mặt luống giữ ẩm; tưới n­ước 2-3 ngày một lần. Sau khi cây nẩy mầm 10-15 ngày, có khoảng 2-3 lá thì bón thúc bằng nư­ớc phân loãng. Cây cao đư­ợc 5-6cm thì cấy vào bầu. Thành phần ruột bầu ở SaPa làm là đất 95%, phân chuồng 4%, phân NPK 1%. Bầu có đ­ường kính 8-10cm. Sau khi cấy cây vào bầu cần làm giàn che, hàng tháng tưới phân urê 1 lần với nồng độ 0,1kg/10 lít n­ước tư­ới cho 1-2 luống, hoặc cũng có thể tư­ới bằng n­ước tiểu loãng. Tr­ước khi đem trồng 2-3 tháng thì ngừng bón thúc để cây cứng.
Chiết cành: Cây con thường ươm ở vườn 1 năm (10-12 tháng). Vào cuối đông, đầu xuân có thể đem trồng."

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây sống lâu năm
Dạng cây
Cây gỗ nhỏ
Chiều cao
Cây cao 10m hay hơn
Đường kính
Đường kính độ 33 - 50cm
Rể
Rễ và vỏ cây có chất keo màu trắng bạc như tơ, bé gãy lá và vỏ cây thấy có những sợi nhựa.
Vỏ cây
Vỏ thân có nhựa mủ trắng, vỏ màu xám, khi bẻ đôi sẽ thấy những sợi nhựa trắng mảnh như tơ nối giữa các mảnh vỏ.
Cành nhánh
Cành mọc chếch, tán cây hình tròn
Lá mọc cách, hình tròn trứng, phía cuống hình bầu dục hay hình thùy, đuôi lá nhọn, lá xanh có răng cưa; mặt lá nhắn bóng, màu xanh đậm, bóng láng, mặt trái lá non có lông tơ, lúc gìa thì nhẵn bóng không còn lông, có vân vằn, cuống lá có rãnh,không có lá bắc. Lá có nhựa mủ trắng, vỏ màu xám, khi bẻ đôi sẽ thấy những sợi nhựa trắng mảnh như tơ nối giữa các mảnh vỏ. Lá cũng có gôm tựa gutta percha như ở vỏ.
Cụm hoa
Cây đực và cây cái khác nhau rõràng, hoa thường ra trước lá hay hoa và lá cùng ra một lúc với hoa
Hoa đực
Hoa đực có cuống, mọc thành chùm, dùng để làm làm thuốc.
Hoa cái
Hoa cái do hai nhi cái hợp thành, một tâm bì, Hoa cái tụ tập 5-10 cái ở nách lá,không có bao hoa
Quả
Quả có cánh mỏng dẹt, ở giữa hơi lồi, trong có một hạt.
Hạt
Hạt dẹt, hai đầu tròn, có thể dùng làm giống
Sinh học
Đỗ trọng là cây á nhiệt đới, như­ng phạm vi thích ứng t­ương đối rộng. Đỗ trọng có thể phân bố nơi có nhiệt độ trung bình hàng năm 13-170C, lư­ợng mư­a từ 500-1500mm. Nhiệt độ tháng giêng trên 00C và tháng 7 nóng nhất dư­ới 290C. Đỗ trọng là cây ưa sáng. Đỗ trọng có cây đực, cây cái riêng rẽ, vì vậy nếu trồng để lấy hạt giống thì nên có từ 15-20% số cây là đực để giúp cho việc thụ phấn tốt. Theo tài liệu nước ngoài, nếu trồng bằng cây con mọc từ hạt thì tỷ lệ đực/cái khoảng 4/6.
Mùa hoa
Tháng 6 đến 7
Mùa quả
Tháng 8 đến 9

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Hóa Học
Vỏ cây chứa gutta-pereha, còn có pino-resinol-diglucosid, geniposid, acid geniposidic, ulmoprenol, acid chlorogenic, aucubin, loganin, chất màu, albumin chất béo, tinh dầu và muối vô cơ. Có tài liệu cho rằng thành phần chính là Eucommin (Olivil), genipin, acid hữu cơ, vitamin C.

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
Đỗ trọng có vị ngọt, hơi cay, tính ấm.
Khái quát chung công dụng
Đỗ trọng trị thận hư, hai bên thăn lưng đau, liệt dương, rong kinh, đầu đau, chóng mặt do thận hư. Dưỡng thai, dùng trong trường hợp thai động, trụy thai.
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Vỏ cây
Thời gian thu hoạch
Có thể thu vỏ vào mùa xuân, hạ. Chọn những cây to, đường kính tới 15 – 60cm, bóc lấy vỏ.
Tác dụng dược lý
- Đỗ trọng có tác dụng bổ gan thận, mạnh gân xương, đường huyết, ấm tử cung, an thai, giáng huyết áp.
- Tác dụng hạ huyết áp.
- Giảm cholesterol trong huyết thanh.
- Làm giãn mạch.
- Tăng lưu lượng máu trong động mạch vành tim.
- Làm hưng phấn hệ thống tuyến vỏ thượng thận- tuyến yên
- Ức chế cơn co tử cung.
- Lợi niệu, trấn tĩnh
- Cải thiện khả năng sinh hoạt t.ình d.ục
Chế biến
Bóc trừ lại 1/3 chu vi thân đảm bảo cho cây vẫn sinh trưởng bình thường, để sau vài năm lại tiếp tục thu hoạch. Vỏ bóc ra, đem ép phẳng, xếp thành đống, ủ 6-7 ngày đến khi mặt trong có màu đen. Phơi hay sấy khô. Cạo vỏ ngoài cho nhẵn bóng.

CÔNG DỤNG THEO BỘ PHẬN

Vỏ cây
Trị thận hư, đau lưng, chân gối yếu mỏi, phong thấp, sưng tê phù, cao huyết áp, di tinh, liệt dương, có thai đau bụng, động thai ra huyết, hay đi đái đêm, bại liệt.

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuốc độc vị 1

Trị thận hư, đau lưng, chân gối yếu mỏi, phong thấp, sưng tê phù, cao huyết áp, di tinh, liệt dương, có thai đau bụng, động thai ra huyết, hay đi đái đêm, bại liệt: Ngày dùng 12-20g vỏ đỗ trọng, dạng thuốc sắc, cao lỏng rượu thuốc hoặc hoàn tán.

Bài thuốc đa vị 1

Chữa phụ nữ sẩy thai quen lệ (uống dự phòng khi thai được 2-3 tháng): Đỗ trọng, Cẩu tích, Ba kích, Thục địa, Vú bò, Củ gai, Dương quy, Tục đoạn, Ý dĩ sao, mỗi vị đều 10g, sắc uống

Bài thuốc đa vị 2

Chữa thận yếu, đau lưng, mỏi gối, liệt dương: Đỗ trọng, Ngưu tất, Tục đoạn, Đương quy, Thục địa, Ba kích, Cẩu tích, Cốt toái bổ, Mạch môn, Hoài sơn, mỗi vị đều 12g, sắc uống hoặc tán bột làm viên với mật ong, mỗi ngày dùng 15-20g, chia làm 2 lần.

Bài thuốc đa vị 3

Chữa thận yếu, đau lưng, mỏi gối, liệt dương: Đỗ trọng 16g, Tỳ giải 16g, Cẩu tích 20g, Dây đau xương 12g, rễ Gốc hạc 12g, Thỏ ty từ 12g, rễ Cỏ xước 12g, Cốt toái bổ 16g, Củ mài 25g, Sắc uống.

Bài thuốc đa vị 4

Chữa các chứng trẻ em thuộc hư hàn và bẩm sinh ốm yếu, kinh giản, hen suyễn, lỵ mạn tính, mất tiếng, cam tích, bị trướng, còi xương, chậm nói, chậm đi: Đỗ trọng 4g, Thục địa 4g, Sơn dược 4g, Sơn thù 4g, Phục linh 4g, Ngưu tất 4g, Mẫu đơn 3g, Ngũ vị 2g, Trạch tả 3g, Phụ tử chế 1,2g, Nhục quế 0,8g, sắc uống.

Bài thuốc đa vị 5

Chữa ra mồ hôi trộm: Đỗ trọng, Mẫu lệ đều bằng nhau tán nhỏ, uống với rượu, mỗi lần một thìa.

Bài thuốc đa vị 6

Chữa đau vùng thắt lưng: Đỗ trọng, hạt Quít mỗi vị đều 80g, sao, tán nhỏ uống dần với thang nước muối và rượu. Hoặc dùng Tỳ giải, Địa cốt bì sắc cách thuỷ với rượu, uống thường ngày.

Bài thuốc đa vị 7

Trị mồ hôi trộm sau khi bị bệnh, chảy nước mắt sống: Đỗ trọng, Mẫu lệ, 2 vị bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 20g với nước lúc ngủ (Trửu Hậu phương).

Bài thuốc đa vị 8

Trị phong lạnh làm thương tổn thận, gây đau thắt lưng, đau cột sống do hư: Đỗ trọng 640g, xắt, sao với 2 thăng rượu, ngâm trong 10 ngày, ngày uống 3 lần (Thế Y Đắc Hiệu Phương).

Bài thuốc đa vị 9

Trị có thai 2 – 3 tháng mà bị động thai, ngang lưng đau như sáp sẩy thai: Đỗ trọng (tẩm nước Gừng, sao cho đứt tơ), Xuyên tục đoạn (tẩm rượu). Tán bột. Dùng nhục Táo nẫu kỹ lấy nước trộn thuốc bột làm thành viên, uống với nước cơm (Đỗ Trọng Hoàn – Chứng Trị Chuẩn Thằng).

Bài thuốc đa vị 10

Trị thắt lưng đau do thận hư: Đỗ trọng bỏ vỏ, sao vàng với sữa tô 1 cân, chia làm 10 thang, Mỗi đêm lấy 1 thang ngâm với 1 thăng nước cho tới canh năm, sắc còn 3 phần, giảm còn 1, lấy nước, bỏ bã, rồi lấy 3 - 4 cái thận dê, xắt lát bỏ vào sắc tiếp, bỏ tiêu muối vào như nấu canh uống lúc đói (Hải Thượng Phương).

Bài thuốc đa vị 11

Trị lưng đau do thận hư: dùng phối hợp với các vị thuốc bổ thận khác: Nếu thận dương hư, dùng Thục địa 26g, Hoài sơn 16g, Sơn thù 10g, Câu kỷ tử 12g, Đương quy 16g, Thỏ ty tử 12g, Phụ tử 6g, Nhục quế 8g, Đỗ trọng 12g, Lộc giác giao 10g, sắc uống hoặc dùng mật chế làm hoàn (Hữu Quy Hoàn - Cảnh Nhạc Toàn Thư). Nếu thận âm hư: dùng: Sinh địa 16g, Hoài sơn 12g, Sơn thù 12g, Thỏ ty tử 12g, Câu kỷ tử 16g, Ngưu tất 12g, Đỗ trọng 12g, Cẩu tích 12g, Nhục thung dung 12g, sắc uống hoặc chế với mật làm hoàn (Tả Quy Hoàn - Cảnh Nhạc Toàn Thư).

Bài thuốc đa vị 12

Trị quen hư thai, hoặc có thai cứ tới 4 - 5 tháng là hư. Trước có thai 2 tháng, lấy 320g Đỗ trọng, Lấy gạo nếp sắc lấy nước ngâm Đỗ trọng cho thấm rồi sao cho hết tơ, dùng 80g Tục đoạn tẩm rượu sấy khô, tán bột, lấy Sơn dược 200-240g, tán bột làm hồ, rồi viên với các thứthuốc trên, to bằng hạt Ngô đồng lớn, mỗi lần uống 5- a0 viên lúc đói (Giản Tiện phương).

Bài thuốc đa vị 13

Trị các loại bệnh sau khi sinh (sản hậu) hoặc thai không yên: Đỗ trọng bỏ vỏ thô ngoài, để trên tấm ngói sấy khô, bỏ vào cối gỗ,gĩa nát, nấu Táo nhục cho thật nhừ,trộn thuốc bột làm viên to bằng hạt Ngô đồng lớn, mỗi lần uống l viên với nước cơm, ngày 2 lần (Thắng Kim phương).

Bài thuốc đa vị 14

Trị liệt dương, Di tinh do thận hư: Lộc nhung 80g, Đỗ trọng 160g, Ngũ vị tử 40g, Thục đia 320g, Mạch môn đông, Sơn dược, Sơn thù nhục, Thỏ ty tử, Ngưu tất, Câu kỷ tử, mỗi thứ 160g (Thập Bổ Hoàn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Bài thuốc đa vị 15

Trị lưng đau do thận hư, tay chân tê mỏi, không có sức: Đỗ trọng, Ngưu tất, Thỏ ty tử, Nhục thung dung, Hồ lô ba, Bổ cốt chỉ, Đương quy, Tỳ giải, Bạch tật lê, Phòng phong, mỗi thứ 2 phần, Nhục quế 1 phần, Thận heo 1 cặp (nấu chín, quết nhuyễn). Trộn lại, hoàn với mật ong, mỗi lần uống 12g, ngày 2 lần với nước (Ổi Thận Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Bài thuốc đa vị 16

Trị thắt lưng đau do thận hư kèm phong hàn: Đỗ trọng, Đơn sâm, mỗi thứ 12g, Xuyên khung 6g, Quế tâm 4g, Tế tân 6g. Ngâm rượu, uống (Đỗ Trọng Tửu - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Bài thuốc đa vị 17

Trị đàn bà có thai quen dạ đẻ non: Đỗ trọng (sống) 40g, Xuyên tục đoạn 12g, Đại táo 40 trái. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Bài thuốc đa vị 18

Trị quen dạ đẻ non: Đỗ trọng (sao), Tục đoạn, Tang ký sinh, Bạch truật (sao đất sét), mỗi thứ 20g, A giao châu, Đương quy, mỗi thứ 12g, Thỏ ty tử4g. Sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược)

Bài thuốc đa vị 19

Trị huyết áp cao: Đỗ trọng, Hoàng cầm, Hạ khô thảo, mỗi thứ 20g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Bài thuốc đa vị 20

Trị liệt dương, Di tinh: Lộc nhung 80g, Đỗ trọng 160g, Ngũ vị tử 40g, Thục địa 230g, Mạch môn, Sơn dược, Sơn thù, Thỏ ty tử, Ngưu tất, Câu kỷ tử, mỗi thứ 18Og, tán bột mịn, trộn với mật làm hoàn, mỗi lầnuống 12g, ngày 2 lần với nước muối nhạt (Thập Bổ Hoàn - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Bài thuốc đa vị 21

Trị phụ nữ có thai dọa sẩy thai, động thai: Đỗ trọng sống 40g, Xuyên tục đoạn 12g, Sơn dược 20g, Cam thảo 4g, Đại táo 20 quả, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Bài thuốc đa vị 22

Trị sẩy thai nhiều lần: Tục đoạn, Đỗ trọng (sao), Tang ký sinh, Bạch truật (sao), A giao, Đỗ trọng, mỗi thứ 12g, Thỏ ty tử 4g, sắc nước uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

LƯU Ý:

Lưu ý khi sử dụng/kiêng kỵ/chống chỉ định
Không phải can thận hư hoặc âm hư hỏa vượng không nên dùng.