Đinh lăng lá nhỏ

Report Abuse

183. Dinh lang la nho_Fotor
0 0 Reviews

Đinh lăng lá nhỏ

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Cây gỏi cá, Nam dương lâm, Đinh lăng bụi
Tên địa phương
Đinh lăng lá nhỏ
Tên tiếng Anh
Ming aralia
Tên khoa học
Polyscias fruticosa (L.) Harms, 1894
Tên đồng nghĩa
"Aralia deleauana L.Linden
Aralia tripinnata Blanco
Nothopanax fruticosus (L.) Miq.
Nothopanax fruticosus var. plumata (W.Bull ex W.Richards) Merr.
Nothopanax fruticosus var. plumatus (W. Bull ex W. Richards) Merr.
Panax aureus Sander
Panax diffusus W.Bull
Panax dumosus W.Bull
Panax fissus W.Bull
Panax fruticosus L.
Panax fruticosus var. crispus W.Bull ex Rafarin
Panax fruticosus var. deleauanus (L.Linden) N.E.Br.
Panax plumatus W.Bull ex W.Richards
Polyscias fruticosa var. plumata (W.Bull ex W.Richards) L.H.Bailey
Tieghemopanax fruticosus (L.) R.Vig."

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Chi
Đinh lăng
Phân họ
Cuồng cuồng
Họ
Ngũ gia bì
Bộ
Hoa tán
Lớp
Hai lá mầm
Ngành
Hạt kín
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Cây có nguồn gốc từ các đảo Thái Bình Dương.
Phân bố
Cây có sự phân bố rộng rãi hầu như đều có thể tìm thấy ở 09 đơn vị hành chính của tỉnh Cà Mau
Sinh cảnh
Cây được người dân và các chuyên gia trồng làm thuốc trong vườn nhà, vườn thuốc nam và ven đường đi
Cách trồng
Cây trồng bằng cách chiết cành hay tách bụi có cả rễ củ

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây sống lâu năm
Dạng cây
Cây bụi thấp
Chiều cao
Cây cao 80cm-2m
Thân cây
Thân nhẫn có hoa, không có gai
Lá đinh lăng có hình lông chim, có các răng cưa, chiều cao từ 80cm – 2m
Mùa quả
Tháng 4 đến 7

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
Vị ngọt, hơi đắng, tính mát
Khái quát chung công dụng
Cây phổ biến dùng làm gia vị hoặc làm thuốc
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Lá, thân, rễ
Tác dụng dược lý
Chữa bệnh yếu sinh lý, ho mãng tính, tê thấp, đau nhức xương, phục hồi sinh lực, tăng sức đề kháng
Chế biến
Có thể dùng tươi hoặc phơi khô

CÔNG DỤNG THEO BỘ PHẬN

Rễ
Dùng để ngâm rượu hoặc sắc nước uống

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuốc độc vị 1

Cây đinh lăng ngâm rượu: Dùng rễ phơi khô, mỗi lần từ 1- 4 g, dùng thân, rễ, lá, cành mỗi lần từ 30-50 g, dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu

Bài thuốc độc vị 2

Làm lành vết thương, chữa sưng đau cơ khớp: Lấy lá đinh lăng giã nhuyễn đắp lên vết thương, chỗ sưng đau. Ngày xưa, khi bị chảy máu tay hay chân, các cụ cầm máu bằng cách nhai lá đinh lăng, đắp vào chỗ chảy máu rồi lấy mảnh vải buộc lại.

Bài thuốc độc vị 3

Chữa tê khớp và đau lưng mỏi gối, bệnh gút: Dùng thân cành cây đinh lăng 20g – 30g (hoặc đi kèm cúc tần, cam thảo dây, rễ cây xấu hổ) sắc lấy nước, uống nhiều lần trong ngày.

Bài thuốc độc vị 4

Chữa sốt lâu ngày, nhức đầu, háo khát, ho, đau tức ngực, nước tiểu vàng: Đinh lăng tươi (rễ, cành) 30g, lá hoặc vỏ chanh 10g, vỏ quýt 10g, sài hồ (rễ, lá, cành) 20g, lá tre tươi 20g, cam thảo dây hoặc cam thảo đất 30g, rau má tươi 30g, chua me đất 20g. Các vị cắt nhỏ, đổ ngập nước, ấn chặt, sắc đặc lấy 250ml, chia uống 3 lần trong ngày.

Bài thuốc đa vị 1

Chữa liệt dương: Rễ đinh lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12g; trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8g; sa nhân 6g. Sắc uống ngày 1 thang

Bài thuốc đa vị 2

Chữa thiếu máu: Rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100g, tam thất 20g, tán bột, sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp.