Go Back

Report Abuse

072. Cam thao day
072Cam thao day (1)_Fotor
072Cam thao day (8)_Fotor
072Cam thao day 5_Fotor
072Cam thao day 6_Fotor
072Cam thao day 7_Fotor

Cam thảo dây

0 (0 Reviews)

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Dây cườm cườm, Dây chi chi, Tương tư đằng, Trương tư tử, Cảm sảo (Tày)
Tên địa phương
Cam thảo dây
Tên tiếng Anh
Jequirity bean, Rosary pea
Tên khoa học
Abrus precatorius L., 1753
Tên đồng nghĩa
"Abrus Abrus (L.) Wright
Abrus cyaneus R.Vig.
Abrus maculatus Noronha
Abrus minor Desv.
Abrus pauciflorus Desv.
Abrus precatorius var. novo-guineensis Miq.
Abrus precatorius var. novo-guineensis Zipp. ex Miq.
Abrus precatorius subsp. precatorius
Abrus squamulosus E.Mey.
Abrus tunguensis Lima
Abrus tunguensis P. Lima
Glycine Abrus L."

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Chi
Cam thảo dây, Cườm thảo
Phân họ
Đậu
Họ
Đậu
Bộ
Đậu
Lớp
Hai lá mầm
Ngành
Hạt kín
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Cây có nguồn gốc ở Ấn Độ
Phân bố
Ở Cà Mau, Cam thảo dây được phân bố ở huyện Thới Bình (xã Tân Lộc), huyện U Minh (xã Khánh Hòa), huyện Cái Nước (Tân Hưng Đông), huyện Ngọc Hiển (xã Đất Mũi), huyện Đầm Dơi (xã Ngọc Chánh, xã Tân Dân)
Sinh cảnh
Cam thảo dây được trồng ở ven đường, vườn thuốc nam và cây mọc tự nhiên ở vườn nhà người dân

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây sống lâu năm
Dạng cây
Dây cam thảo là một loại dây leo
Thân cây
Thân có nhiều xơ
Cành nhánh
Cành gầy nhỏ
Lá kép hình lông chim, cả cuống dài 15-24cm, gồm 8-20 đôi lá chét, cuống chung ngắn, cuống lá chét càng ngắn hơn, phiến lá chét hơi hình chữ nhật dài 5-20mm, rộng 3-8mm
Hoa lượng tính
Hoa màu hồng mọc thành chùm nhỏ ở kẽ lá hay đầu cành. Cánh hoa hình cánh bướm
Quả
Quả thon dài 5cm, rộng 12-15mm, dày 7-8mm, mặt có lông ngắn
Hạt
Hạt từ 3 đến 7, hình trứng, vỏ rất cứng, bóng, màu đỏ với một điểm đen lớn quanh rễ
Mùa hoa
Tháng 3 đến 6
Mùa quả
Tháng 9 đến 10

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Hóa Học
Rễ và lá dây cam thảo chứa một chất ngọt tương tự như glyxyrizin có trong rễ cam thảo bắc. Tuy nhiên lượng chất ngọt này rất ít lại có vị khó chịu và đắng. Tỷ lệ chất này chỉ có 1-2%. Hạt chứa một chất protid độc gọi là abrin C12H14N2O2, chất abralin H13H14O7 là một glucosid có tinh thể, men tiêu hóa chất béo lipase 2,5% chất béo, chất henagglutinin làm đông máu, và nhiều men urease. Vỏ ngoài hạt có sắc tố màu đỏ

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
Dây lá, rễ Cảm thảo dây có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Hạt có vị đắng, rất độc. Abrin là một albumin độc có trong hạt; khi vào cơ thể, nó sẽ tạo ra một kháng thể gây vón hồng cầu dễ dàng, làm phù tẩy kết mạc và gây hại tới giác mạc một cách vĩnh viễn
Khái quát chung công dụng
Thuốc giải nhiệt, ho, giải độc (Dây mang lá sắc uống). Dùng ngoài, hạt giã đắp làm mụn nhọt chóng vở mủ. Hạt độc
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Dây mang lá, rễ, hạt
Thời gian thu hoạch
Trồng được 3 tháng có thể thu hoạch day lá. Rễ, thân và lá thu hái vào mùa thu khi cây ra hoa,
Tác dụng dược lý
- Dây lá, rễ Cảm thảo dây có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Hạt có tác dụng thông cửu khiếu, sát trùng, tiêu viêm.
- Chất abrin là một protid độc, thuộc nhóm phy- totoxin, nhưng so sánh với chất rixin (protid lấy ở hạt thầu dầu) thì kém độc hơn. Tuy nhiên tác dụng cũng gần giống nhau: Abrin có tính chất một kháng nguyên (antigene) vào cơ thể có thể gây trong cơ thể một chất kháng thể (anticorps). Tác dụng formon lên abrin, ta có một chất anatoxin, chất anatoxin cũng gây trong cơ thể chất kháng thể.

- Chất abrin chịu tác dụng của men pepsin của dạ dày khỏe hơn chất rixin. Abrin gây vón hồng cầu một cách dễ dàng

- Khi nhỏ vài giọt dung dịch abrin vào kết mạc mắt, sẽ gây phù tấy kết mạc và gây hại tới giác mạc một cách vĩnh viễn, do đó khi dùng điều trị đau mắt bằng hạt này như kinh nghiệm trong nhân dân cần hết sức thận trọng
Chế biến
Rế, thân và lá có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Đối với đoạn dây mang lá, sau khi thu hoạch cắt thành các đoạn vừa phải, quắn lại thành bó rồi phơi khô. Quả sau khi thu, phơi khô, đập lấy hạt. Hạt có độc, chỉ dùng ngoài.

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuốc độc vị 1

Chữa đau mắt, đau mắt hột: Giã nát 3 – 5 hạt Cam thảo dây, ngâm với 1 lít nước, mỗi ngày dùng nhỏ mắt 3 lần. Khi mới dùng, thuốc có thể gây phản ứng ngứa rát, tuy nhiên, sau 48 giờ phản ứng sẽ được cải thiện. Sau một tuần, giác mắc sẽ trở lại bình thường.

Bài thuốc đa vị 1

Trị thuỷ đậu (Dinh huyết giải độc thang): Ngân hoa 12g Lục đậu bì (vỏ Đậu xanh) 12g Sinh địa 12g Là Tre 16g Cam thảo dây 12g Lô căn (rễ Lau) 8g Hoàng đằng 8g Mẫu đơn bì 8g

Bài thuốc đa vị 2

Bài thuốc chữa hầu họng xưng đau: Xạ can 6g Tang bì (tẩm mật sao) I2g Bạch mao cân I2g Cát căn I2g ô mai 6g Cam thảo dây 12g. Các vị cho vào 600ml nưốc, sắc lấy 100ml nước thuốc, chia uống trong ngày. Ngày uống 1 thang

Bài thuốc đa vị 3

Chữa mụn nhọt trốc lở toàn thân: Bồ Công anh 15g Sài đất 15g Kim ngân dây 10g Thương nhĩ tử (sao chảy) 10g Cam thảo dây 15g. Cách dùng, liều lượng: Các vị cho vào 800ml nưởc, sắc lấy 200ml nước thuốc chia uống 2 lần trong ngày. Ngày uống 1 thang

Bài thuốc đa vị 4

Trị ỉa chẩy cấp tính: Cát căn 30g Rau má khô 30g Búp tre non 20g Cam thảo dây (dây chi chi) 10g. Chủ trị: Ỉa chảy, bụng quặn đau lại mót đi ngoài ngay. Phân lỏng hoãc !oãng như nước màu vàng, đi toé như xối nước, có tiếng kéu bảnh bạch d đoạn sau, biểu hiện trong ruột có nhiều hai, ngày đi 5 - 7 lần, thậm chí hơn chục lần, phân mùi thối nống. Có khi phát sốt nhẹ, khát đòi uống nước, thích nước mát, tiểu tiện lượng ít màu vàng hoặc đỏ. Ở trẻ em ỉa chảy vài ngày là hậu môn đã đỏ và có cảm giác nóng, ngưài mệt lả không muốn ăn. Cách dùng, liều lượng: Các vị cho vào 1000ml nước, sắc lấy 500ml nước thuốc để nguội cho uống thay nước trong ngày. Ngày uống 1 thang. Trẻ em giảm liều tượng xuống một nửa. Kiêng kỵ: Ỉa chảy hư hàn không dùng

Bài thuốc đa vị 5

Trị viêm phế quản mãn, ho khạc đờm trắng (Trần bì la bạc thang): Trần bì (sao vàng) 10g La bạc tử (sao thơm) 10g Vỏ Vối (sao thơm) 10g Cam thảo dây 8g Gừng tươi 4g. Các vị cho vào 600ml nước, sắc lấy 200ml nước thuốc chia uống 2 lần. Ngày uống 1 thang

Bài thuốc đa vị 6

Trị suy nhược cơ thể, khí huyết hư (Đại bổ khí huyết tinh): Hoàng tinh chế 20g, Cẩu tích 20g, Kỷ tử 10g, Dâm dương hoắc 12,g Lá Quao nước 20g, Huyết rổng 20g, Bố chính sâm 20g, Khương hoàng (Nghệ vàng) 12g, Dây Gắm (Vương tôn) 20g, Ngẳt diệp 12g ,Phục linh 12g, Cao Quy bản 50g, Hải sâm khô 50g, Hải mã 1 đôi, Cao xương Dê 50g, Dây Trâu cổ 20g, Cam thảo dây 30g, Hà thủ ô đỏ chế 20g, Rượu trắng 40° 4.000ml. Các vị cho vào ngâm với rượu trắng trong 7 ngày, thỉnh thoảng lắc đều.Ngày uống 3 lần mỗi lần 15 - 20ml. uống trước bữa ăn và trước khi đi ngủ.

Bài thuốc đa vị 7

Phụ nữ có thai 3 tháng phù chi dưới: Hương phụ (tử chế) 8g Mộc qua (sao vàng) 8g Ô dược (sao vàng) 8g Tó tử (sao vàng) 8g Trần bì (sao vàng) 8g Cam thảo dây (sao vàng) 8g Gừng tươi 4g. Các vị sao chế cho vào 600ml nước, sắc lấy 200ml nước thuốc, chia uống 2 lẩn trong ngày

Bài thuốc đa vị 8

Trị họng sưng tấy viêm đau: Dùng Cam thảo dây, Bạch mao căn, Cát căn, mỗi vị 12 g, Xạ can 5 g, Tang bì (tẩm mật sao) 12 g, Ô mai 6 g, sắc cùng 600 ml nước, đến khi còn 100 ml thì chia thành 2 lần uống trong ngày. Mỗi ngày uống một thang.

Bài thuốc đa vị 9

Chữa viêm phế quản mãn tính, ho khạc ra đờm trắng (bài thuốc Trần Bì La Bạc thang): Sử dụng Cam thảo dây 8 g, Trần bì (sao vàng), La bạc tử (sao thơm), vỏ Vối (sao thơm), mỗi vị đều 10 g, Gừng tươi 4 g, sắc cùng 600 ml nước, đến khi còn 200 ml thì chia thành 2 lần, dùng uống trong ngày khi còn nóng. Mỗi ngày uống một thang thuốc.

Bài thuốc đa vị 10

Điều trị tiêu chảy cấp tính: Sử dụng Tương tư đằng 10 g, Rau má phơi khô, Cát căn, mỗi vị 30 g, Búp Tre non 20 g, sắc cùng 1000 ml nước, sắc còn 500 ml thì để nguội và dùng uống trong ngày. Mỗi ngày uống một thang. Liều dùng cho trẻ em giảm xuống còn một nửa so với người lớn.

Bài thuốc đa vị 11

Chữa khí huyết hư, suy nhược cơ thể: Sử dụng Cam thảo dây 30 g, Hoàng tinh chế, Lá Quao nước, Huyết rồng, Dây Gắm (Vương tôn), Hà thủ ô đỏ chế, Cẩu tích, Bố chính sâm, mỗi vị đều 20 g, Kỷ tử 10 g, Khương hoàng (Nghệ vàng), Dâm dương hoắc, Ngắt diệp, Phục linh, mỗi vị 12 g, Cao quy bản, Hải sâm khô, mỗi vị 50 g, ngâm với 4.000 ml rượu trắng 40 độ. Ngâm trong 7 ngày, thỉnh thoảng cần lắc đều. Sau 7 ngày là có thể dùng, mỗi lần dùng 15 – 20 ml, ngày uống 3 lần, trước bữa ăn và trước khi đi ngủ.

Bài thuốc đa vị 12

Chữa phụ nữ có thai 3 tháng, chân phù sưng đau: Sử dụng Cam thảo dây (sao vàng), Mộc qua (sao vàng), Hương phụ (tử chế), Ô dược (sao vàng), Tó tử (sao vàng), Trần bì (sao vàng), mỗi vị đều 8 g, Gừng tươi 4 g, sắc với 600 ml nước, đến khi còn 200 ml thì chia thành 2 lần dùng uống trong ngày.

LƯU Ý:

Lưu ý khi sử dụng/kiêng kỵ/chống chỉ định
"Cam thảo dây có vị ngọt, hơi đắng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Mặc dù được sử dụng phổ biến nhưng vị thuốc có chứa một lượng độc tính nhất định. Do đó, khi sử dụng cần trao đổi với thầy thuốc để được hướng dẫn cụ thể.
Hạt Cam thảo dây có chứa độc tố. Do đó, khi sử dụng cần lưu ý liều lượng và trao đổi với thầy thuốc để tránh gây ảnh hưởng đến mắt.
Khi bị ngộ độc Cam thảo dây, có các triệu chứng như nôn mửa, viêm dạ dày - tiểu trường, co giật, xuất huyết nhiều, giảm huyết áp, dùng 50-60 g Cam thảo sắc uống hoặc hòa thêm bột Đậu xanh nghiền sống, uống nhiều càng tốt"