Đa

Report Abuse

144. Da_Fotor
0 0 Reviews

Đa

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Đa búp đỏ, Đa cao su
Tên địa phương
Đa
Tên tiếng Anh
Rubber fig, Rubber bush, Rubber tree, Rubber plant, Indian rubber bush, Indian rubber tree,
Tên khoa học
Ficus elastica Roxb. ex Hornem., 1819
Tên đồng nghĩa
"Ficus elastica var. belgica L.H.Bailey & E.Z.Bailey
Ficus elastica var. benghalensis Blume
Ficus elastica var. decora Guillaumin
Ficus elastica var. karet (Miq.) Miq.
Ficus elastica var. minor Miq.
Ficus elastica var. odorata (Miq.) Miq.
Ficus elastica var. rubra L.H.Bailey & E.Z.Bailey
Ficus karet (Miq.) King
Ficus skytinodermis Summerh.
Ficus taeda Kunth & C.D.Bouché
Macrophthalma elastica (Roxb. ex Hornem.) Gasp.
Urostigma elasticum (Roxb. ex Hornem.) Miq.
Visiania elastica (Roxb. ex Hornem.) Gasp."

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Chi
Sung, Sung đa, Sung si, Sanh si, Đa đề, Si đa
Họ
Dâu tằm
Bộ
Hoa hồng
Lớp
Hai lá mầm
Ngành
Hạt kính
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Theo một số tài liệu thì cây đa có nguồn từ Ấn Độ, một số tài liệu khác thì cho rằng cây đa có nguồn gốc trong một khu vực rộng lớn của châu Á, từ Ấn Độ tới Myanma, Thái Lan, Đông Nam Á, nam Trung Quốc và Malaysia.
Phân bố
Ở Cà Mau, cây Đa phân bố ở huyện Phú Tân (xã Viết Thắng), huyện U Minh (xã Khánh Hòa), huyện Cái Nước (TT. Cái Nước)
Sinh cảnh
Cây được người dân trồng làm thuốc trong vườn nhà và ven đường đi và làm kiểng
Cách trồng
"Cây trồng từ hạt nhanh chóng phát triển các rễ khí từ các cành cây, và các rễ khí này sẽ phát triển thành thân cây thực thụ khi chúng chạm tới mặt đất. Cây chủ cuối cùng sẽ bị bóp nghẹt hay bị phân chia ra bởi sự phát triển nhanh của cây đa. Đặc trưng này cho phép một cây lan tỏa trên một diện tích rộng.
Ngoài ra, cây còn được trồng bằng cách nhân giống vô tính từ cành giâm hay cành chiết."

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây sống lâu năm
Dạng cây
Cây gỗ thường
Chiều cao
Cây cao tới 35m
Đường kính
Đường kính thân tới 70cm
Rể
Rễ cũng phát triển mạnh trên cành và mọc hướng xuống đất
Có một vài chủng loại lá ngắn, tròn, lá xanh đậm có chút viền vàng (Nguyễn Kỳ Nam, 2008). Lá to, hình trái xoan hay bầu dục, mặt trên màu lục bóng, dày và dai. Chồi ngọn bao bởi một cái búp đỏ do lá kèm tạo ra, khi lá mở ra thì các búp rụng xuống
Cụm hoa
Cụm hoa dạng quả sung, hình cầu dẹt, mọc ở nách lá
Quả
Cụm quả chín màu vàng lục, mềm, dễ nát
Sinh học
Đa búp đỏ ưa thích khu vực nhiều nắng nhưng không có nhiệt độ quá cao. Nó có thể chịu được khô hạn, nhưng ưa ẩm và phát triển tốt trong các điều kiện nhiệt đới mưa nhiều
Mùa hoa
Tháng 3 đến 5
Mùa quả
Tháng 3 đến 5

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Hóa Học
Trong tua rễ đa có những đa phenol dẫn xuất của flavon, một ít axit amin và muối kali, natri. Nhựa mủ đa bồ đề có 85% nhựa 12% cao su. Vỏ thân đa bồ đề có tanin.

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
Vị nhạt, tính mát.
Khái quát chung công dụng
Lá thường dùng để giải cảm cho ra mồ hôi. Tua rễ lợi tiểu mạnh, thường dùng chữa phù nề, cổ trướng do xơ gan. Mủ dùng chữa mụn nhọt
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Rễ phụ (tua rễ đa) và lá, mủ - Radix Adventiva, Folium et Latex Fici Elasticae
Thời gian thu hoạch
Thu hái rễ phụ và lá quanh năm
Tác dụng dược lý
Có tác dụng lợi tiểu tiện, làm ra mồ hôi
Chế biến
Người ta dùng tua rễ mọc từ cành rủ xuống. Dùng toàn rễ nghĩa là cả lõi và rễ. Tươi hay sao cho khô đều được. Không phải chế biến gì khác

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuốc độc vị 1

Chữa cảm cúm, cảm sốt, viêm amygdal, đau mắt, sốt rét cơn: Dùng 12-20g lá đa hay rễ đa sắc uống.

Bài thuốc độc vị 2

Lợi tiểu, trị xơ gan kèm cổ trướng: Sử dụng 100-150g rễ cây đa (tươi) sắc thuốc uống mỗi ngày. Dùng liền trong vòng 7-10 ngày.

Bài thuốc đa vị 1

Chữa tiểu tiện không thông, đái ra dưỡng trấp: Dùng tua Ða 20g. Rau dừa nước. Tỳ giải đều 15g, sắc uống

LƯU Ý:

Lưu ý khi sử dụng/kiêng kỵ/chống chỉ định
"Mặc dù cây đa mang lại một số công dụng chữa bệnh nhất định, song khi áp dụng các bài thuốc từ dược liệu này, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

Các bài thuốc kể trên đều dựa trên kinh nghiệm dân gian, chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể nên người bệnh cần cân nhắc trước khi sử dụng.
Do các thành phần của bài thuốc đều có nguồn gốc tự nhiên nên phải mất một khoảng thời gian nhất định mới phát huy được hiệu quả. Ngoài ra, hiệu quả của bài thuốc còn tuỳ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Phụ nữ có thai hoặc đang trong giai đoạn đang cho con bú không nên sử dụng dược liệu.
Các bài thuốc chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh nên người bệnh vẫn cần phải sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ."