Bồ ngót

Report Abuse

034. Bo ngot (2)_Fotor_Fotor_Collage
0 0 Reviews

Bồ ngót

THÔNG TIN CHUNG

Tên khác
Rau ngót, bù ngót, rau tuốt
Tên địa phương
Bồ ngót
Tên tiếng Anh
Katuk, Star gooseberry, Sweet leaf
Tên khoa học
Sauropus androgynus (L.) Merr., 1903
Tên đồng nghĩa
"Aalius androgyna (L.) Kuntze
Aalius lanceolata (Hook.f.) Kuntze
Aalius oblongifolia (Hook.f.) Kuntze
Aalius retroversa (Wight) Kuntze
Aalius sumatrana (Miq.) Kuntze
Agyneia ovata Poir.
Andrachne ovata Lam. ex Poir.
Clutia androgyna L.
Phyllanthus acidissimus Noronha [Invalid]
Phyllanthus androgynus (L.) J.A. González
Phyllanthus speciosus Noronha [Invalid]
Phyllanthus strictus Roxb.
Sauropus albicans Blume
Sauropus albicans var. gardnerianus (Wight) Müll.Arg.
Sauropus albicans var. intermedius Müll.Arg.
Sauropus albicans var. zeylanicus (Wight) Müll.Arg.
Sauropus convexus J.J.Sm.
Sauropus gardnerianus Wight
Sauropus indicus Wight
Sauropus lanceolatus Hook.f.
Sauropus macranthus Fern.-Vill. [Illegitimate]
Sauropus oblongifolius Hook.f.
Sauropus parviflorus Pax & K.Hoffm.
Sauropus retroversus Wight
Sauropus scandens C.B.Rob.
Sauropus sumatranus Miq.
Sauropus zeylanicus Wight"

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Tông
Diệp hạ châu
Bộ
Diệp hạ châu
Lớp
Hai lá mầm
Ngành
Hạt kín
Giới
Thực vật

NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ SINH CẢNH

Nguồn gốc
Bồ ngót có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Châu Á
Phân bố
Cây được phân bố khắp nơi trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Sinh cảnh
Cây Bồ ngót rất dễ sống thường mọc hoang và được trồng theo ven đường, ven ao, ven sông, ven vuông, vườn, người dần hái lá nấu canh. Cây cũng được trồng trong vườn thuốc nam để làm thuốc.
Cách trồng
Bồ ngót được trồng bằng phương pháp nhân giống hữu tính (từ hạt) và nhân giống vô tính (giâm cành).

MÔ TẢ THỰC VẬT

Chu kỳ sống
Cây sống nhiều năm
Dạng cây
Cây bụi
Chiều cao
Cây có thể cao đến 2 m
Vỏ cây
Vỏ thân cây màu xanh lục, sau màu nâu nhạt
Thân cây
Thân phân cành nhiều
Lá chét có hình bầu dục, có màu lục thẫm, thường mọc so le, dài 4-6c m, rộng 25-30 mm, cuống rất ngắn 1-2 mm có 2 lá kèm nhỏ. Phiến lá mỏng, láng và không có thấm nước
Hoa lượng tính
Hoa đơn tính mọc thành hình xim đơn ở nách lá; hoa cái trên, hoa đực ở dưới
Hoa đực
Hoa đực mọc ở kẻ lá thành xim đơn ở phía dưới, hoa cái ở trên
Quả
Quả bồ ngót thuộc dạng quả nang khô, có hình bầu, bên trong chứa các hạt hình tam giác
Hạt
Quả mang hình cầu, hạt có vân nhỏ
Sinh học
Rau ngót có khả năng sinh trưởng trên nhiều loại đất,thích hợp trên đất thịt nhẹ, thịt trung bình, đất cát pha, không bị úng ngập nhưng không quá khô, độ pH từ 5,5- 7,0, vùng đất chủ động nước tưới.
Mùa hoa
Tháng 9 đến 10
Mùa quả
Tháng 9 đến 10

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÓA HỌC

Thành Phần Dinh dưỡng
Theo một số nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng của bồ ngót, lá rau ngót có chứa các hoạt chất: Protein: 6.4 gram; Carbohydrate: 9,9 gram; Chất xơ: 1.5 gram; Canxi: 233 mg; Chất béo: 1 gram; Sắt: 3.5 mg; Vitamin A và B: 10 mcg; Phốt pho: 98 mg; Vitamin C: 164 mg; Nước: 81 gram Trong rau ngót có chứa các thành phần dinh dưỡng cao như: 3,4% gluxit, 5,3% protein, 2,4% Tro, trong đó chủ yếu là các thành phần vitamin C và các axit amin thiết yếu. Trong 100g rau ngót thì có 0,13g methionin.
Thành Phần Hóa Học
Các acid amin chính trong hạt ngô là (g/16g N): arginin 4,64, histidin 2,56, lysin 3,20, tryptophan 0,64, phenylalanin 4,64, tyrosin 3,84, methionin 1,92, cystin 1,60, threonin 4,48, leucin 11,52, isoleucin 3,84 và valin 4,80. Hạt ngô có rất ít tryptophan. Trong cơ thể tryplophan chuyển hóa thành vitamin pp mà thiếu vitamin này, con người sẽ bị bệnh pellagra.

CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG

Tính vị, tác dụng
Lá có tính mát và vị ngọt bùi. Rễ: Tính mát, ngọt nhạt và hơi đắng.
Khái quát chung công dụng
Bồ ngót có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết hoá ứ, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ, có nhiều tác dụng chữa bệnh
Khái quát chung bộ phận dùng làm thuốc
Lá và rễ.
Thời gian thu hoạch
Thu hái ở những cây 2 năm trở lên.
Tác dụng dược lý
Lá có tác dụng điều hòa nội tạng, bổ ích cho cơ thể. Rễ có tác dụng lợi tiểu, hoạt huyết.
Chế biến
Hái lá tươi về dùng ngay.

CÔNG DỤNG THEO BỘ PHẬN

Lá cây
Lá dùng trị ban sởi, ho, viêm phổi, sốt cao, bí tiểu tiện và tiêu độc
Rễ
Rễ dùng làm thuốc thông tiểu, thông huyết, kích thích tử cung co bóp.

ĐƠN THUỐC - BÀI THUỐC

Bài thuốc độc vị 1

Trị sốt cao, ho, ban: Sử dụng 20 – 40 gram lá rau ngót tươi đem sắc nước và uống mỗi ngày giúp hạ sốt và cải thiện triệu chứng ho và ban

Bài thuốc độc vị 2

Chữa tưa lưỡi cho trẻ nhỏ: Sử dụng 5-10g lá rau ngót tươi, giã và vắt lấy nước, lấy bông bôi lên lưỡi, lợi và miệng trẻ em. Làm như vậy sau 2 ngày là bé hết tưa lưỡi. Trong quá trình bôi nên đánh nhẹ cho đến khi lưỡi hết tưa thì ngưng

Bài thuốc độc vị 3

Điều trị chứng đái dầm ở trẻ: Dùng 40 gram lá bồ ngót đem rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước cốt. Sau đó thêm 1 ít nước đun sôi để nguội và chia đều cho trẻ uống trong ngày

Bài thuốc độc vị 4

Giúp làm lợi sữa, làm sạch và đẩy nhau thai còn sót lại ở phụ nữ sau sinh: Lấy 40 gram lá rau ngót tươi đem giã nát, vắt lấy nước và thêm nước đun sôi để nguội cho đủ 100 ml. Chia làm 2 và uống cách nhau 10 phút. Ngoài bài thuốc này, để tăng cường sức khỏe sau sinh, chị em có thể dùng rau ngót nấu canh giò sống hoặc thịt lợn nạc ăn

Bài thuốc độc vị 5

Chữa chảy máu cam: Sử dụng một nắm lá rau ngót tươi đem rửa sạch và giã nát. Dùng phần nước uống, còn phần bã đắp lên mũi

Bài thuốc độc vị 6

Chữa nám da: Mỗi ngày dùng 20 – 40 gram lá bồ ngót xay hoặc giã nát rồi vắt lấy nước uống. Phần bã đem đắp lên vùng da bị nám 20 – 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện đều đặn mỗi ngày giúp xua tan vết nám hiệu quả

Bài thuốc độc vị 7

Chữa hóc: Giã cây tươi, vắt lấy nước ngậm

Bài thuốc độc vị 8

"Chữa sót nhau ở phụ nữ mới sinh
Sử dụng 40g lá rau ngót, rửa sạch giã nát, cho vào 100ml nước đun sôi để nguội, vắt ra chia làm 2 lần uống, mỗi lần uống cách nhau 10 phút. Sau khoảng 15-20 phút nhau sẽ ra. Sử dụng rau ngót giúp tiêu viêm đối với phụ nữ."

Bài thuốc độc vị 9

Trị nám da: Rau ngót (sau khi đã rửa sạch) cho vào máy xay sinh tố để xay lấy nước uống mỗi ngày. rau ngót (sau khi đã rửa sạch) cho vào máy xay sinh tố để xay lấy nước uống mỗi ngày. Một cách khác đó là giã nát rau ngót với một chút đường, sau đó đắp chúng lên vùng da bị nám trong khoảng 20-30 phút và rửa lại với nước lạnh. Cách làm này nếu được áp dụng thường xuyên sẽ đem đến sự bất ngờ cho

Bài thuốc độc vị 10

Chữa sưng nhức bàn chân: Giã nhỏ lá rau ngót thêm chút nước muối loãng, đắp vào chỗ chân bị sưng nhức. Làm liên tục ngày 2 lần, sau 2-3 ngày sẽ giảm sưng và nhức.

Bài thuốc độc vị 11

Trẻ em sốt nóng, nhiệt độ cao: Lá rau ngót rữa sạch giã lấy nước uống, phần bã đắp vào thóp.

Bài thuốc độc vị 12

Rau ngót trị nám da: Sử dụng lá rau ngót xay sinh tố sử dụng uống mỗi ngày, hoặc sử dụng lá rau ngót giã ra cho thêm chút đường đắp lên vùng da bị nám 20-30 phút rồi rữa sạch lại với nước.

Bài thuốc độc vị 13

Thanh nhiệt giải độc: Trong rau ngót có tính mát giúp cơ thể giải nhiệt rất tốt. Dùng lá rau ngót tươi ép lấy nước uống, hoặc nấu canh ăn giúp giải nhiệt.

Bài thuốc độc vị 14

Ban sởi, ho sốt: Lấy một nắm bồ ngót, nấu cỡ một tô nước, uống 2, 3 lần trong

Bài thuốc độc vị 15

Bí tiểu, tiểu đường: Lấy 2 nắm bồ ngót, nấu sắc lại còn 3 chén, uống 3 lần trong ngày, nấu sắc lại còn 3 chén, uống 3 lần trong ngày, uống cho đến khi hết bệnh.

Bài thuốc độc vị 16

Thiếu Vitamin C: Luộc tái bồ ngót ăn thường xuyên.

Bài thuốc độc vị 17

Viêm phổi: Lấy bồ ngót nấu canh ăn hoặc sắc uống.

Bài thuốc độc vị 18

Sót nhau: một nắm lá bồ ngót nấu với nước chơ sắc lại rồi uống, uống 2 lần mỗi lần cách nhau 10 phút.

Bài thuốc độc vị 19

Giải nhiệt, giải độc, bổ huyết, nhuận trường, sát trùng, chống bón, tiêu viêm loét: Lấy 30gram bồ ngót khô hoặc 100gram bồ ngót tươi nấu với 1 lít nước, uống hàng ngày.

Bài thuốc độc vị 20

Trị bệnh đau nhức chân tay: Giã nát lá bồ ngót với một ít muối hạt, lấy vải bó vào chỗ đau nhức. Kiên trì đắp theo cách này chỗ sưng đau sẽ bớt hẳn. Thường xuyên thực hiện sẽ chữa dứt điểm các triệu chứng đau nhức, đi lại dễ dàng hơn.

Bài thuốc đa vị 1

Chữa đỏ mắt: Chuẩn bị 50 gram rau bồ ngót, 30 gram lá tre, 10 gram lá chanh, 30 gram rễ cỏ xước và 30 gram lá dâu. Tất cả các nguyên liệu sau khi rửa sạch cho vào ấm và sắc thuốc uống. Nên chia thuốc thành nhiều phần và uống trong ngày. Uống liên tục trong nhiều ngày để cải thiện tình trạng nhức nhối và giảm đỏ ở mắt

Bài thuốc đa vị 2

Điều trị táo bón ở trẻ: Dùng 30 gram rau ngót nấu canh với 30 gram bầu đất và 1 quả bầu dục lợn. Cho trẻ ăn 3 – 5 ngày giúp chữa chứng đổ mồ hôi trộm và táo bón hiệu quả. Ngoài ra, món ăn này còn giúp kích thích trẻ chán ăn trở nên ăn ngon miệng hơn

Bài thuốc đa vị 3

Đổ mồ hôi trộm, táo bón ở trẻ em: Lấy 30g rau ngót, 30g bầu đất, 1 quả bầu dục lợn rồi nấu canh cho trẻ ăn. Đây không chỉ là món canh ngon, bổ dưỡng lại có tác dụng chữa bệnh, mà nó còn là vị thuốc kích thích ăn uống với những trẻ chán ăn. Đặc biệt, canh rau ngót nấu với thịt lợn nạc hoặc giò sống… không chỉ tốt cho trẻ em mà còn rất tốt cho cả người lớn bởi nó là một vị thuốc bổ, giúp tăng cường sức khoẻ với người mới ốm dậy, người già yếu hoặc phụ nữ sau khi sinh

Bài thuốc đa vị 4

Đau mắt đỏ, nhức nhối khó chịu: Lá rau ngót 50g, rễ cỏ xước 30g, lá dâu 30g, lá tre 30g, rau má 30g, lá chanh 10g. Tất cả đều dùng tươi, sắc đặc, chắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày

Bài thuốc đa vị 5

Chữa bệnh đau nhức xương khớp: Sử dụng lá rau ngót hầm với xương lợn ăn hằng ngày, sau 1 tuần giảm được triệu chứng đau nhức xương khớp.

Bài thuốc đa vị 6

Chữa lở loét: Lấy hai phần lá bồ ngót, một phần vôi đá, giã nát sệt như bùn, đắp vào chỗ lở loét, ngày thay 1 lần.

LƯU Ý:

Lưu ý khi sử dụng/kiêng kỵ/chống chỉ định
"Mặc dù ít gây tác dụng phụ nhưng nếu sử dụng không đúng cách hoặc đúng liều lương, rau ngót có thể gây nên những ảnh hưởng không mong muốn đối với sức khỏe như:
Gây mất ngủ: Một số báo cáo nghiên cứu cho biết, việc sử dụng liên tục nước ép rau ngót từ 2 tuần đến 7 tháng với hàm lượng 150 gram mỗi ngày có thể gây khó ngủ, khó thở và ăn kém ngon. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho hay, những triệu chứng này thường biến mất sau đó 1 ngày nếu ngưng sử dụng loại thức uống từ rau xanh này.
Gây cản trở quá trình hấp thụ phốt pho và canxi: Một số thành phần hóa học chứa trong rau ngót được chứng minh có tác dụng làm cản trở quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Đặc biệt, glucocorticoid có trong nguyên liệu này có tác dụng ức chế, làm giảm quá trình hấp thu canxi và phốt pho.
Nghi ngờ gây sẩy thai: Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào nói về tác hại của rau ngót đối với thai kỳ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp phụ nữ mang thai sử dụng các món ăn hoặc thức uống từ rau ngót lại được cảnh báo nguy hiểm nếu dùng quá liều"